ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Hai, 6 tháng 12, 2021

Đồng Âm Dị Nghĩa: "sái não" với Hán tự

 ĐỒNG ÂM DỊ NGHĨA: “SÁI NÃO” VỚI HÁN TỰ

* Sao, chia tay Hán tự là "làm gãy" truyền thống văn hóa? Nói năng hồ đồ cỡ vậy mà cũng nói cho bằng được! Kỳ thực đó là sự đánh tráo khái niệm khi qui hết thảy văn-hóa-người-Việt chúng ta chỉ vào mỗi vốn liếng chữ Hán mà thôi!

&1&

Khi quí bạn đọc chữ Quốc ngữ, chẳng hạn, “hoàng” thì ắt phân vân không rõ “hoàng” là màu vàng hay “hoàng” là ông hoàng (vua), hoặc “hoàng” trong kinh hoàng…? Phe cổ súy Hán tự có dịp công kích ngay: đó, nếu viết / biết chữ Hán thì đâu rơi vào sự mờ mịt do viết chữ Quốc ngữ!

Lập luận khá phổ biến của những người ủng hộ chữ Hán là rứa đó. Thậm chí, họ còn nâng quan điểm cho rằng cắt đứt Hán tự là “gãy” truyền thống, “đứt đoạn” với truyền thống.

Ai trong chúng ta không biết chữ Hán thì dễ bị hớp hồn trước lập luận, tưởng họ nói đúng. Tưởng vậy là tưởng bở đó đa!

Đồng âm dị nghĩa, nên nhớ, là hiện tượng bất luận ngôn ngữ nào cũng có hết; nhưng ở Hán tự thì đồng âm dị nghĩa nhiều tới mức “sái não”!

Người biết chữ Hán mà lập luận (nêu trên) thì họ đang lừa bạn, cũng có thể tự lừa chính họ.

&2&

Quí bạn có biết là…có đến 34 chữ Hán viết khác nhau nhưng đều đọc là “hoàng”! Chẳng hạn, ký tự “hoàng” là ông vua (trong “hoàng đế”), ký tự “hoàng” là màu vàng. Phe cổ súy Hán tự sẽ reo lên: đó, mỗi ký tự rõ rành, đâu nhầm lẫn “hoàng” là vua hay màu vàng như khi viết chữ Quốc ngữ.

Sự thực là đây: ký tự viết khơi khơi, đố ai dám chắc mang nghĩa “ông hoàng”. Là sao? Vì “ông hoàng”, thực ra, chỉ là 1 trong 14 nghĩa của ký tự đó đa! Nhiều nghĩa khác nhau cỡ bắn đại bác không tới, rất “quái”, cùng viết mà nào nghĩa là “ông hoàng”, nghĩa là “bầu trời”, rồi lại có nghĩa là “nhà không có bốn vách”, nhà trống hoác, hoặc có nghĩa là “chỗ trước cửa buồng ngủ”…

Sự thực là đây: ký tự viết mình ên, đâu ai dám chắc mang nghĩa “màu vàng”! Bởi ký tự ngoài nghĩa “màu vàng”, còn có những nghĩa như ri: “thất bại”, “đồi trụy”, rồi nghĩa là “già lão”…!

Mới liệt kê 2 ký tự (, ), trong 34 ký tự đều đọc âm “hoàng”, mà đã lủ khủ nhiều nghĩa.

Khi quí bạn đọc chữ Quốc ngữ “h-o-à-n-g” (mà không có ngữ cảnh đi kèm), bạn có thể phân vân trước số nghĩa khác nhau đếm trên đầu ngón tay.

Nhưng nếu chúng ta không có chữ Quốc ngữ, mà học Hán tự như hàng bao thế kỷ trước kia, nội một ký tự “hoàng” (không có ngữ cảnh đi kèm), biết cái chữ này nghĩa gì trong 14 nghĩa? Tổng hợp 34 ký tự (Hán tự) đồng âm “hoàng”, bét lắm cũng khoảng 100 nghĩa, chẳng phải nhíu mày nhẹ nhàng phân vân mà là…bóp óc, sái não để tìm ý nghĩa, nặng nề như lãnh búa tạ!

&3&

Thấy gì?

3a) Về ngữ âm: Chữ Hán thích hợp với tiếng Tàu, nhưng BẤT LỰC trước Tiếng (nói) Việt vì KHÔNG chứa được di sản tiếng “thuần Việt” (tức "quốc âm").

3b) Về ngữ nghĩa: Chữ Hán xảy ra tình trạng một ký tự thường có nhiều nghĩa, thậm chí rất nhiều. Điều này gây khó khăn không ít cho việc “nhận diện” ngữ nghĩa.

&4&

4a) Thời xưa, biết chữ Hán là giới thầy đồ, giới quan quyền (quan văn, quan võ), vua chúa. Giới bình dân người Việt phần lớn “mù chữ” về Hán tự, mà do vậy lại càng ít hiểu biết về Hán học. Bước vô chùa, vô đình đền, những hàng chữ Hán thì họ đâu biết đọc, thảy đều nhờ thầy đồ giải thích.

Vậy, có “gãy” truyền thống văn hóa không? Ắt là không! Vì nếu “gãy” thì người Việt đã “gãy” từ lâu rồi (đa phần dân chúng đâu biết chữ Hán), chớ không phải đợi tới thời cận đại, hiện đại.

Không “đứt đoạn” với truyền thống, là bởi vì truyền thống bao trùm rất rộng – trong nghệ thuật diễn xướng dân gian, trong ca dao tục ngữ truyền khẩu, trong văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục .v.v… chớ không phải qui hết thảy văn-hóa-người-Việt vào vốn liếng chữ Hán mà thôi.

4b) Bổn phận, cũng có thể gọi là sứ mạng, trong việc nghiên cứu di sản Hán tự trong thư tịch lịch sử Việt là nằm ở giới trí thức, đặc biệt là những chuyên gia ngôn ngữ học.

Nếu “đứt đoạn” gì đó, lỗi – trước hết – nằm ở những trí thức “đặc hiệu” như rứa, đừng trút trách nhiệm cho bà con người Việt làm đủ thứ ngành nghề chỉ vì họ… không biết chữ Hán (!?).

Hãy dành thời gian mà chuyên tâm nghiên cứu và phát triển di sản ngôn ngữ, hỡi các vị! Đừng suốt ngày rêu rao ngoài miệng, kỳ thực, là đi làm những trò bung xung, giả nhân giả nghĩa, không hơn không kém! ./.

-----------------------------------------------------------------------

Nguồn: Mattheu NChuong

Hình ảnh: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ, đau đáu trước "quốc âm" (tiếng thuần Việt) bị đẩy ra khỏi Hán tự (chỉ có thể đọc âm Việt-Hán, không đọc âm thuần Việt)!



 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét