ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2022

Họ Tân Triều

 KỂ LẠI GỐC TÍCH MỖI HỌ TRONG CÁC SỞ

ĐỊA PHẬN NAM KỲ

--------------------

TÍCH HỌ TÂN TRIỀU

Về sở Biên Hòa

--------------------

Họ Tân Triều đã có từ đời  Đức Cha cả Vêrô, người ta nói Đức thầy và vua Gia Long có ở đó, và vua có lập đền, nên kêu là Tân Triều, nghe nói Đức cha có lập trường Latinh ở đó nữa, sau đem qua Lái Thiêu; thuở ấy có một quan lớn Danh Trung có đạo cai xứ ấy, một hai khi về Tân Trều cho đá táng, mấy cha khi ấy làm nhà lầu.

Cha nào cai thuở xưa không rõ, mà giữa đời ấy bổn đạo sung đông lắm; người ta trồng trầu mà ít ham đi buôn bán, đi biển hồ; đời ấy người ta mạnh mẽ, ít đau ít rét, ăn ở kiển vật cách sang theo phép annam; quan quyền năng tới lui hỉ lạc vui vẻ.

Sau khi Đức thầy Vêrô và vua Gia Long chết, thì vua Minh Mạng bắt đạo, nên bổn đạo Tân Triều trốn đi ẩn ánh nơi khác cho đặng giữ đạo; vua Minh Mạng chết, thì vua Thiệu Trị không lo bắt đạo, để ai muốn giữ nào mặc ý; vua Thiệu Trị qua đời, thì vua Tự Đức lên và bắt đạo dữ tợn, chẳng những là ngoài Huế mà lại trong Đồng Nai (Saigon), cùng can tầm đạo trường mà giết, nên bổn đạo ẩn ánh mà giữ đạo.

Từ tây vô 1858 tại Sơn Chà, thì quan cựu trào bắt đờn ông có đạo chia cho các làng; kế năm sau bắt nhốt lại một tù, cũng có chém 5, 6 người đạo, rồi dời tù lên Dốc Sỏi; đoạn tây lấy Saigon và lên gần Biên Hòa thì quan cựu dạy đốt tù ấy, có ít kẻ thoát được, còn bao nhiêu phải chết thiêu, chừng tây lấy Biên Hòa rồi, thì bổn đạo chạy tới Biên Hòa và Saigon, cũng còn ít nhà ở lại Tân Triều. Qua năm 1860, cho tới 1863, cha Ba (P. Barou) là cha sở Chợ Quán lên thăm viếng họ Tân Triều, Biên Hòa; chừng năm 1863 cha Hạnh (P. Besombes) (Bình Định) vô ở Tân Triều đánh cùng quân ngụy nhiều lần, bổn đạo thế làm lính, cũng làm cai đội đánh đuổi quân ấy cho tới trên rừng, khi yên ngụy rồi, cha khởi làm nhà thờ, làm lớn lắm phủ hết cái nền bây giờ đó, xây nửa chừng, Đức cha kêu về Bình Định, sau cha Vọng lên ở đó gần một năm, kế cha Creuse mới qua ở một năm rồi chết, kế cha Bernard (Huế) ở chừng một năm rồi về Huế. Tới cha Vĩnh (P. Le Vincent), làm tiếp nhà thờ cha Hạnh đã xây và làm nhà từng; cha ở hai năm, chừng cha đổi đi thì cha Định (P. Delpech) tới ở một năm đổi; tới cha Nhơn (P. Duquesnay), cha nầy phá nhà thờ cũ làm vô nhỏ hơn như bây giờ, cha coi họ đặng ba năm đoạn đổi; kế cha An (P. Briand) ở một năm bị té ngựa đau chết. Đoạn cha Hòa (P. Greset) tới ở một năm bị rét nên đổi. Kế năm 1874 cha Dư đến đó ở đặng 17 năm, từ xưa thì không rõ, mà từ tân trào mới qua tới năm 1885, phần thì còn chộn rộn quân ngụy, phần thì các cha ở một năm hai năm, bị đất độc đau chết hay là đau thì đổi đi, phần thì các cha bên tây mới qua, chưa thuộc tiếng annam cho mấy khi biết vừa đủ lại đau chết hay là đổi, cho nên bổn đạo còn dốt nát. Việc đạo, việc thờ phượng Chúa còn tối tăm, chưa có sự gì sốt sắng vui vẻ, thì cha Dư tới đó mới phá rừng và lập vườn trồng cây. Cha Dư khởi sự lập trường nam nữ, đồng nhi lớn thì dạy trẻ nhỏ, tập đọc sách, tập viết, tập hát tiếng latinh và tập đờn, trong nhà thờ trau giồi cũng tốt vừa vừa, hằng năm cha Dư bày kiệu ảnh Đ C Bà. Tháng Đ C Bà, tháng Trái Tim Đ C G, tháng ông thánh Giude, tháng Môi Khôi, làm cách trọng là từ năm đó. Đồng nhi cùng bổn đạo biết chữ nghĩa, biết đọc sách phần, vui mừng sốt sắng; họ Tân Triều khi ấy tử tế ít kẻ rối vợ chồng, ít trễ nải, không có cờ bạc say sưa hoang đàng; bổn đạo Biên Hòa hay lên Tân Triều mà xem lễ vì có dọn trọng thể bề ngoài hơn, bổn đạo hay xem lễ ngày thường và năng xưng tội rước lễ, nhứt là mấy ngày lễ Đ C Bà Maria.

Qua năm 1882 cha Dư sắp đặt việc họ rồi, thì người tập ít ông chức cách giảng đạo, người sai đi giảng cho kẻ ngoại chỗ nầy nơi kia, nên lập đặng ba họ mới, là: Tân Uyên, Dỗ Sa và Lạc An. Họ Tân Uyên số là có một người đạo mới họ Chợ Đũi về xứ mình là làng Tân Uyên, hai vợ chồng và ba đứa con trốn không giữ đạo, mà không bỏ đạo, đã lâu cha Dư đi kiếm 3 lần mà trốn trong nhà, biểu con nói đi khỏi, sau thình lình cha gặp người ấy đi việc quan dưới Biên Hòa. Cha Dư hỏi, an ủi thì hết sợ hết trốn; vậy cha Dư tới nhà an ủi cùng giúp đỡ thôi thúc trở lại, đặng lập một họ cho vui, cha Dư sai một ông chức tên là Câu Cư ở Tân Triều đi giảng dạy đó, người ấy nói giỏi người ta ưa nghe và muốn vào đạo, rồi cha Dư xin thầy Cậy (sau là cha Cậy) tới dạy dỗ, cũng còn thêm số chầu nhưng nữa, khỏi mấy tháng cha Thi (P. Thiriet) và cha Liễu (P. Lallement) đến giúp rửa tội lần thứ nhứt có chừng 70 người, sau thêm lần cũng có hơn 100.

Sau Đức cha Mỹ (Mgr. Colombert) có thưởng ông Câu Cư một tượng ảnh Trái Tim Đ C G; từ ấy cha Dư mua đất làm nhà thờ ngói gạch nhỏ tốt trước mặt kẻ ngoại, cho nó vui mà vào đạo, Đức cha Mỹ có đến làm phép nhà thờ và xức trán họ ấy, Đức cha thấy bổn đạo mới mà dọn lòng giữ đạo sốt sắng và thuộc biết như đạo dòng vậy thì vui mừng.

Cha Dư có lập nhà mồ côi kiếm một bà già ở lo nuôi con nít, có chết các chức lo chôn và đã đặng nhiều con nít mồ côi; sau đó cha Dư lập họ Châu Sa. Vốn có ba chủ có đạo dòng, cha giảng thêm 5 hay là 6 nhà nữa; cha cất nhà thờ nhỏ, bổn đạo chừng 36 người; cũng một năm ấy cất nhà thờ lá tại họ Lạc An; số là khi ấy vốn chỗ đó có một người đàn ông chừng 50 tuổi tên là Nho đạo dòng, hiền lành ít oi, trốn giặc chạy lạc qua đó có vợ và một đứa con, sau vợ chết, rồi lấy vợ ngoại ở luôn đó làm ăn, năm 1871 cha Dư ở Tân Định lên thế Tân Triều một tháng. Cha nghe truyện ông ấy muốn trở lại cùng vợ con nữa và học kinh, cha lên ở đó dạy vợ người ấy, rồi rửa tội gỡ rối rồi về Tân Định. Sau năm 1874 cha Dư về Tân Triều, người nhớ mấy chỗ ấy lên xuống một hai khi giảng dụ thêm chừng 15 người, vậy năm nầy cha mới cất nhà thờ đó, có thầy Đức (sau là cha Tadêu Đức) ở đó dạy và giảng thêm; bây giờ cũng hãy còn chừng 40 hay là 50 người, mà nhà thờ hư hết; nhà thờ Châu Sa thì cha Sao dỡ, bổn đạo còn một người; còn nhà thờ Tân Uyên giao lại cho Bến Sắn, cha Oai (P. Poinat) cất lại bằng ngói gạch. Cha Dư ở đặng 17 năm đổi đi là năm 1890, cha Châu (P. Legoff) thế chừng một năm đau chết, cha nầy mắc đau để bổn đạo như thường; kế cha Thể thế cũng sửa ít đều, đặng sáu năm chết; kế năm 1903 cha Sao thế cha nầy, ở năm năm hay đau rét rồi chết; kế cha Trang (P.Tranier) ở sáu tháng chết, cha nầy sửa nhà lầu lại ra cao tốt, sốt sắng xem xét việc bài bạc.

Cha Nhơn coi họ Tân Triều từ tháng Août 1910 cho đến bây giờ.

Còn mấy họ nhỏ nát hết, còn có họ Lạc An còn khá.

Còn các thầy cả bổn quán Tân Triều thì nghe nói: Cha Biểu đi nhà trường là tại cha Bề trên Thi (P. Thiriet) thế Tân Triều rồi cha cho đi nhà trường. – Cha Đức Tadêu thì cha An (P. Briand) cho đi nhà trường - Cha Duông thì cha Dư cho đi và cũng cho 4 hay là 5 người nữ đi nhà phước mà chết hết.

(Chung về họ Tân Triều)

.Báo Nam Kỳ Địa Phận năm 1919

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét