ĐỘC GIẢ: Tại sao gọi nước Nhật là Phù Tang?
AN
CHI:
Phù Tang nguyên là tên một loại cây
mà Thuyết văn tự của Hứa Thận giảng
là”cây huyền thoại”, (là) “nơi mặt trời mọc vây”. Sách Thập châu ký cũng giảng: “(Cây) phù tang ở trong biển Biếc (Bích Hải),
cây mọc cao đến mấy ngàn trượng, tán xòe ra đến hơn ngàn trượng, hai thân chung
một cội, cùng nương tựa nhau, (là) nơi mặt trời mọc vậy”. Vì tên của nước Nhật
Bản có nghĩa là “gốc ở mặt trời” nên thời xưa người ta đã đồng hóa nhất nó với
xứ sở của loại cây huyền thoại trên đây mà gọi nó là nước Phù Tang. Hán-Việt tân từ điển
của Nguyễn Quốc Hùng giảng hai tiếng này như sau: “ Tên một loại cây
thiêng, tương truyền mộc ở xứ mặt trời. Nước Nhật Bản ở phương Đông, hướng mặt
trời, nên cũng gọi là Phù-Tang”.
Trong Hán ngữ hiện đại, người ta còn dùng hai tiếng
Phù Tang để chỉ một loại cây có thật mà tên thông dụng là mộc cần hoặc chu cần. Đó
là cây dâm bụt mà người Nam Bộ gọi trại đi thành cây bông bụp, tên khoa học là Hibiscus
rosa-sinensis.
Kiến
thức ngày nay, số 115, ngày 1-8-1993
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét