Ẩn thân bên cạnh Chúa Trời, thì hơn tin cậy ở người trần gian. Cậy nhờ thần thế vua quan, chẳng bằng ẩn náu ở bên Chúa Trời. Tv 118

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2020

Nổi trôi theo vận nước - "giải ảo lịch sử"! (Kỳ 2)

 Kỳ 2: NỔI TRÔI THEO VẬN NƯỚC - "GIẢI ẢO LỊCH SỬ"!

(ở đây dùng chữ in thường, tỉ như miền Nam, miền Trung, miền Bắc là định danh vùng địa lý; còn dùng chữ in hoa MIỀN NAM, MIỀN BẮC là ranh giới chánh trị vào thời phân chia Đàng Trong / Đàng Ngoài thế kỷ 17-18, và thời phân chia hồi 1954 đến 1975)

I/ THỜI PHÂN TRANH ĐÀNG TRONG / ĐÀNG NGOÀI:

* Khi phân chia giới tuyến dứt dạt vào năm 16257, phần lớn Quảng Bình thuộc về MIỀN NAM (Nam hà: phía Nam sông Gianh), gọi là Đàng Trong.

Quảng Bình chỉ thuộc về MIỀN BẮC trong giai đoạn từ 1954 đến 1975 sau này, vỏn vẹn 21 năm ngắn hơn rất nhiều so với thời kỳ Quảng Bình thuộc về MIỀN NAM dài khoảng 170 năm (từ năm 1627 cho tới lúc thống nhứt sơn hà vào đầu thế kỷ 19).

Đời sau thường nghe nói đến Thống suất chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh mở cõi Đồng Nai, Gia Định năm 1698, ông là người sinh ra và lớn lên trong MIỀN NAM - đúng vậy!

Bởi vì vùng quê Quảng Bình của ông thời bấy giờ hoàn toàn thuộc về MIỀN NAM (Đàng Trong)

(nhiều người đọc sử không kỹ, đã sai bét khi nói ông là người "BẮC" Đàng Ngoài; còn nói về vùng địa lý thì ông người miền Trung, dĩ nhiên).

* Người Việt vào tận trong miền Nam khẩn hoang, đại đa số là dân Ngũ Quảng. Đó là "năm Quảng" nối liền với nhau: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Ồ, Quảng Đức xứ mô? Đây là tên gọi của vùng đất mà sau này đổi thành Thừa Thiên - Huế.

Người từ Đàng Ngoài (MIỀN BẮC) vào trong này lập nghiệp tới năm 1627 thì chấm dứt (bởi vì vào năm này hai MIỀN chính thức chấm dứt thông thương, mỗi Đàng hùng cứ mỗi phương). Người miền Bắc bấy giờ vào lập nghiệp tại miền Trung.

Còn CÔNG CUỘC KHẨN HOANG trong miền Nam (Nam Kỳ) - nên nhớ - là mãi nửa thế kỷ sau mới tiến hành rộng rãi. Thành thử số người miền Bắc tới lúc có cuộc khẩn hoang ấy thì đa phần đã già yếu không đủ sức hoặc đã qua đời!

Công sức "đổ mồ hôi, sôi nước mắt" của cư dân vô Nam (Nam Kỳ) khẩn hoang, vì vậy, thuộc về những lớp người SINH RA và lớn lên tại miền Trung, sinh ra TẠI ĐÀNG TRONG (không còn sinh ra tại miền Bắc)!

Công sức thuộc về dân Ngũ Quảng, cùng với dân Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Đó là thực tế lịch sử, cần được nhìn nhận đâu ra đó.

II/ GIAI ĐOẠN 1954-1975

Trong stt kỳ 1, tôi có ghi chú về các tỉnh ở miền Nam dấu yêu (https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/1063399870760659). Ở stt này ghi chú về miền Trung, thuộc thể chế VNCH, gồm 10 tỉnh (căn cứ trên bản đồ năm 1974):

Tỉnh QUẢNG TRỊ (Cam Lộ, Đông Hà, Gio Linh, Hải Lăng, Triệu Phong...);

Tỉnh THỪA THIÊN (Huế, Hương Điền, Hương Thủy, Hương Trà, Phú Lộc, Phú Thứ, Phú Vang...);

Tỉnh QUẢNG NAM (Đà Nẵng, Hội An, Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn, Đức Dục, Hiếu Đức, Hiếu Nhơn...);

Tỉnh QUẢNG TÍN (Tam Kỳ, Hậu Đức, Thăng Bình, Tiên Phước...; nay sáp nhập vào tỉnh Quảng Nam);

Tỉnh QUẢNG NGÃI (Tư Nghĩa, Bình Sơn, Đức Phổ, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tịnh...);

Tỉnh BÌNH ĐỊNH (Qui Nhơn, An Nhơn, An Túc, Bình Khê, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ...);

Tỉnh PHÚ YÊN (Tuy Hòa, Đồng Xuân, Hiếu Xương, Sông Cầu, Sơn Hòa...);

Tỉnh KHÁNH HÒA (Nha Trang, Cam Ranh, Diên Khánh, Khánh Dương, Ninh Hòa, Vạn Ninh...);

Tỉnh NINH THUẬN (Phan Rang, An Phước, Bửu Sơn, Du Long, Sông Pha...);

Tỉnh BÌNH THUẬN (Phan Thiết, Hải Long, Hải Ninh, Hàm Thuận, Hòa Đa, Phan Lý Chàm...).

III/ HIỆN NAY, NĂM 2020:

Các tỉnh dọc duyên hải miền Trung kể trên: tỉnh Quảng Tín không còn (sáp nhập vào tỉnh Quảng Nam), nhưng Đà Nẵng trở thành Thành phố thuộc trung ương (không còn thuộc tỉnh Quảng Nam), thành thử tổng cộng vẫn là 10 (tỉnh, thành):

Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (Qui Nhơn), Phú Yên (Tuy Hòa), Khánh Hoà (Nha Trang), Ninh Thuận (Phan Rang), Bình Thuận (Phan Thiết).

* Kỳ 3: Cao nguyên miền Trung (biến thiên theo dòng lịch sử ra sao?).

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

-------------------------------------------------------------------

Hình ảnh: Kinh đô HUẾ là kinh đô ĐẦU TIÊN của một nước VN mang hình chữ S, "theo đường cái quan" từ Lạng Sơn cho tới Cà Mau.

Sông Gianh phân ranh Đàng Trong và Đàng Ngoài trong hơn 170 năm!

Sông Bến Hải phân ranh NAM / BẮC từ năm 1954 (chấm dứt phân ranh vào năm 1975), vỏn vẹn 21 năm.





 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét