BÁCH TUẦN SÁNG LẬP HỌ SAMSEN BÊN XIÊM
-----------------------
Nhơn dịp bổn đạo Annam bên
Xiêm, mừng vì đã lập họ mình tại Samsen giáp một trăm năm chẳn (1834 - 1934),
thì Đức cha Perros, Giám mục Xiêm, mời cha ký lục Paul Vàng qua Xiêm giảng Tam
nhựt về lễ Bách tuần kỷ niệm, cho bổn
đạo họ Samsen, trung tuần tháng Décembre nầy, nên Bổn quán xin nhắc lại lịch sử
họ Samsen cho chư tôn hiểu chút.
Rút
trong sử ký vua Xiêm Phra: Nang klao, trị vì năm 1834.
“Năm 1834, nước Cao-mên bị
loạn ly. Lúc bấy giờ phe nào cũng cầu lân bang tiếp cứu. Bỡi đó, nước Cao-mên
thường khi là chỗ chiến trường ở giữa Xiêm-quốc và Đại-nam quốc.
Năm 1833, thành Saigon nổi
ngụy cùng vua Minh Mạng, nên vua Xiêm dùng dịp tiện ấy mà chinh phục Cao-mên.
Người sai tướng Chao Phaya Bodin cầm
binh bộ, chinh phục nước Cao-mên và mấy thành Annam xuống cho tới Saigon. Đường
thủy, thì có tướng Chao Phaya Phra Khlang
cầm binh đánh những thành Cao-mên và Annam ở dựa theo bờ biển. Binh bộ và binh
thủy phải hiệp lực cùng nhau mà chiếm cho đặng thành Saigon.
Khi binh Xiêm tràn qua
Cao-mên, thì Somdet Phra: Uthai Raxa
(người Cao-mên) chạy trú vào Saigon. Binh Cao-mên không cự địch. Khi ấy, binh
Xiêm kéo tới Châu-đốc, nhưng dầu rán hết sức bình sanh thế nào, cũng chẳng làm
chi nổi các pháo đài tại đó. Vì lương phạn hết, nên binh Xiêm rút nhau về nước.”
-------------
Sử ký đại tướng Chao
Phaya Bodin.
“Trong đạo binh Xiêm, thì
có hai quan đạo Thiên Chúa: Phaya Viset
Song khramphakdi, và Phaya Narong rit
kosa khek cham. Khi hai quan nầy đắc lịnh lui binh về nước, thì xin cha Perau (?) truyền tin cho giáo hữu hay hầu
theo hai quan ấy mà về bên Xiêm. Lúc ấy, có năm trăm gia thất thuận hành”
Theo như ông hoàng Damrong, là hoàng thúc của vua đang trị
vì, và người có viết sử ký nước Xiêm thì nói rằng: “Năm 1834, đại tướng Chao Phaya Bodin có đam theo nhiều gia
thất Annam qua Xiêm, chia ra hai phe: phe đạo Công giáo và phe ngoại đạo. Khi
đó, vua Xiêm cho Annam Công giáo lập nghiệp tại một vùng đất ở Samsen, gần chỗ
ngụ của con cháu người Portugais cũng giữ đạo Thiên Chúa, là những kẻ đã bị bắt
bên Cao-mên.
Hai phe người Annam ấy đều
nhập cơ pháo thủ giúp vua Xiêm và tùng lịnh tướng Phaya Banlu Singhanat.”
Do theo sử ký nước Thái
hay là Xiêm, Đức cha Pallegoix nói:
“3000 tù giặc Annam đó,
thì vua đã phú cho một quan có đạo tên là Pasqual,
cai lính pháo thủ, đặng ngài rèn tập những kẻ ấy. Năm 1857, số bổn đạo annam tại
nhà thờ ông thánh Phanxicô đặng 2000 và đang lo xây dựng một đền thờ bằng ngói
gạch.”
Trong sử ký Hội giảng đạo
ngoại quốc, trương 556, thì cha Launay lại nói như vầy:
“Lúc binh Xiêm rần rộ
tràn qua chiếm cứ tĩnh Hà-tiên và Châu-đốc, thì chúng nó đánh đuổi binh của vua
Minh Mạng thất trận chạy dài. Binh Xiêm thắng trận hăng hái, chém giết tứ tung,
phóng hỏa thiêu nhà cùng cướp giật tư bề. Bấy giờ, các quan Đề đốc Annam, thừa
dịp lộn xộn, đem binh trở lại, xáp trận huyết chiến nỗ lực bình sanh, đánh thắng
binh Xiêm, đuổi riết chúng nó vở chạy cho tới bờ biển, làm cho chúng cùng đường,
kinh tâm tán đởm, phải xuống chiến thuyền lui mất. Dầu mà binh Annam thắng trận
lại, song đành phải chịu mất những của quí báu đã bị cướp giựt và phải lìa mấy
ngàn người bổn hương đã bị binh Xiêm bắt làm tù giặc. Trong số ấy, thì tính ước
chừng có bốn ngàn người đạo Thiên Chúa. Người ta buộc những kẻ ấy phải trốn qua
Xiêm, vì dối rằng Đức giám mục bên Xiêm dạy như vậy.”
Tên
các địa sở của bổn đạo Annam gốc gác tại nhà thờ Samsen, họ ông thánh Phanxicô
Xavie, đi tán ra các nơi mà lập nghiệp sinh hoạt.
Sở chánh là Samsen, có đền thờ ông thánh Phanxicô
Xavie, hiện nay (1934) đặng 950 giáo hữu.
Họ
Bang Bua Thong đặng 190 giáo hữu
Họ
Ko: yai đặng 710 giáo hữu
Họ
Bànplaina đặng 1.000 giáo hữu
Họ
Chao Chet đặng 520 giáo hữu
Họ
Bàn nạ khok đặng 220 giáo hữu
Họ
Banpeng đặng 570 giáo hữu
Họ
Bangkham đặng 210 giáo hữu
Họ
Paknampho đặng 450 giáo hữu
Họ
Nakhonnayok đặng 390 giáo hữu
Họ
Huakra: bu’ đặng 600 giáo hữu
Họ
Songphinong đặng 1000 giáo hữu
Đức cha Perros nói rằng:
phần nhiều trong các địa sở kế trên đây, thì có một phần bổn đạo Trung-huê.
N.
K. Đ. P.
.Báo Nam Kỳ Địa Phận năm
1934
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét