CHA PHANXICÔ XAVIE ẨN QUA ĐỜI.
------------------
Bổn quán mới đặng tin cha
Phanxicô Xavie Ẩn (cha Bảy) Địa phận Qui Nhơn qua đời ngày 11 Mars. Nhơn bỡi
cha có công lập những sở họ tại Phan Rí, Phan Thiết, Cù Mi, La Gi; rày các xứ ấy
thuộc về Địa phận Nam Kỳ; nên phải doãn lại ít điều, hầu bổn đạo các sở mấy xứ ấy
hay, đặng giúp lời cầu nguyện cho người, và thông phần đau đớn với bổn đạo các
sở thuộc hạt Làng Sông là nơi người tạ thế.
Cha Phanxicô chịu chức thầy
sáu tại Saigon năm 1882. Nhơn vì Đức cha Lợi, Địa phận Qui Nhơn (Mgr. Galibert)
đau về Tây dưỡng bịnh, cố chính Hân (sau làm Giám mục là Mgr. Van Camelbecke)
sai người đi với thầy năm Nhứt (sau làm thầy cả và đã chịu giết cùng bổn đạo Bồng
Sơn năm 1885) vào đây chịu chức thứ sáu tại Nhà trường Latinh.
Qua năm 1883 cố chính Hân
mời Đức Cha Mĩ (Mgr. Colombert) ra Qui Nhơn phong chức thầy cả cho cha Phanxicô
và cha Nhứt tại trường Làng Sông. Khi Đức Cha Mĩ từ giã trở về có nói cùng cha
Phanxicô rằng: Nếu cha vào giảng đạo tại Bình Thuận, hãy vào Saigon thăm tôi,
và hãy mở đạo lần vào nam, đặng ta thông thương cùng nhau; esto alter Franciscus (cha hãy nên Phanxicô khác như thánh Phanxicô
Xavie xưa). Tuy là lời nói chơi, mà thật là thần khấu, vì cha Phanxicô đã mở đạo
đến Cù Mi, La Gi và rày mấy xứ ngoài ấy đã thông thương cùng xứ Nam Kỳ.
Cha Phanxicô chịu chức đoạn,
Bề trên dạy đi coi sóc sở miền trong là Phan Rý, Phan Thiết. Vả khi ấy tại Phan
Rý có 3 sở là: Châu Quân (sở nầy có đôi ba nhà có đạo sau bị giặc Văn thân giết
hết năm 1885 và tàn luôn đến rày) sở Ma Ó và Sông Lũy. Còn trong Phan Thiết thì
có hai sở là: Kim Ngọc và Tầm Hưng,
Số bổn đạo hết thảy chừng
800, về phần xác nhiều người vừa đủ ăn, chẳng ai giàu có, còn phần hồn thật là
thiếu thốn. Một mình cha chạy vào trở ra tới họ nầy qua sở nọ, đàng sá hiểm hóc
xa xuôi, ở Phan Thiết ra Phan Rý nếu đi đàng dưới thì phải qua Ba động thấy trời
xanh cát trắng mà thôi, bằng đi đàng trên thì phải qua giữa rừng rậm truông vắng,
gặp những voi, tây, cọp, gấu rất hiểm nguy, song cha chẳng sá chi, những vào ra
dạy dỗ làm phước các sở luân chuyên cả năm; cùng đặt mỗi sở có cai sĩ dạy kinh
nghĩa sách phần, mà cực thuở ấy chưa có một người nào biết chữ quốc ngữ; mỗi sở
được vài ba người biết coi chữ nôm lem nhem, nên trước cha phải dò từ người cai
sĩ bắt nó đọc trúng chữ nhằm câu rồi mới cho dạy.
Đến năm 1885 tháng Juin
cha về Bình Định lo việc cấm phòng, xảy tiếp nghe việc thân hào nổi loạn, đốt
nhà cữa chém giết bổn đạo khắp mọi nơi; lòng cha những thổn thức bồi hồi, cám
thương con chiên mình mồ côi như gà mất mẹ. Lòng cha thương bổn đạo thế nào,
hãy nghe việc này sẽ rõ.
Số là khi Đức cha Hân và
các cha cùng bổn đạo chạy giặc xuống trú ngụ nơi bãi cát cữa Qui Nhơn, nghe tin
bổn đạo Nha Trang Bình Thuận còn nhiều người trốn ấn trên mấy núi gần biển. Đức
cha liền mướn một chiếc tàu lửa vào cứu bổn đạo đặng đem vô Saigon, cùng dạy
cha Geffroy (cố Bữu) và cha Phanxicô theo. Tàu tới nơi bổn đạo trên núi thảy
rùng rùng kéo xuống chực nơi bãi biển. Cha Geffroy xin quan chủ tàu cho lính thả
tam bản chèo đưa hai cha vào bãi, đặng bắt ghe kẻ ngoại đưa bổn đạo ra. Song khốn
thay dầu cha Geffroy năn nỉ nài xin thể nào, quan chủ tàu cũng chăng nghe, cứ rằng:
Người ta lô xô đó là quân giặc, cha có vào nó giết chẳng tha. Cha rằng: Đó là bổn
đạo chẳng phải quân giặc đâu, lại dầu phải là quân giặc, nó có giết tôi cũng bằng
lòng. Chủ tàu cứ quả quyết đó là quân ngụy nên không chịu đưa 2 cha vào bãi.
Tàu đậu đó độ hai ba giờ, thì kéo neo chạy thẳng vào Saigon, còn bổn đạo trên
bãi phú linh hồn cho Chúa, xác để mặc sức kẻ ngoại chém đâm! Ôi! lòng cha
Phanxicô khi ấy nức nở thảm sâu ra như điên cuồng bất tỉnh, không ăn không ngủ,
chẳng nói chẳng cười. Cha Geffroy phần tức giận chủ tàu, phần thương xót bổn đạo
cũng ưu sầu, song thấy cha Phanxicô tham não quá, thì cũng rán kiếm lời an ủi;
nhứt là khi tàu chạy ngang qua Phan Rí, Phan Thiết, cha chẳng dám để cha
Phanxicô ngồi dậy kẻo thấy hai xứ ấy, mà phải tị trần vì lòng thương xót.
Khi tới Saigon cha
Geffroy đem cha Phanxicô lên Nhà trường Latinh, kể các việc cho các cha nghe,
ai nấy xúm ủi an khuyên giải cách nọ thế kia, khỏi ba bốn ngày cha mới giảm.
Khỏi ít lâu cha ra Bàrịa
gặp được ít người bổn đạo Kim Ngọc Tầm Hưng trốn vào trú ngụ đó. Cha con gặp
nhau biết bao nhiêu là vui mừng thảm não!
Khi nhà nước cho quan Tổng
đốc Lộc ra dẹp giặc nơi Bình Thuận, thì cha và bổn đạo cũng theo ra, về thấy cữa
nhà mọi nơi đều tan hoang bình địa. Nhờ quan Tổng đốc bắt làng xóm đền bồi ít
nhiều, cha lo cất nhà thờ và nhà bổn đạo; bây giờ những bổn đạo còn sống sót
trên núi non mới trở về, ai nấy đều hai bàn tay trắng, nhờ ơn quan Tống đốc và
cha khéo liệu lo, thì mọi người đều có nơi có chỗ.
Khi quan Tổng đốc Lộc đối
đi, quan Đốc phủ Nghiệm ra thế, nhờ lòng rộng rải quan nầy thương giúp, cha lo
cất nhà thờ và nhà cha ở trong mấy sở kia, và lo lập họ mới. Và trong mấy năm
trước giặc và khi nầy một mình cha coi cả hai xứ Phan Rí, Phan Thiết, muốn đi
xưng tội thì phải ra ngoài Phan Rang có cha Villaume (cố Đề) ở; còn cha Đề có
muốn xưng tội thì phải vào Ma Ó rồi cho ngựa vào Phan Thiết rước cha ra, thật
là cam go buồn bực; may lúc bấy giờ Đức cha cha cha Phục vào ở cùng cha, còn
ngoài Phan Rang thêm được cha Nezeys (cố Nhạc) phụ với cha Đề. Trước hết cha lập
sở Đất Đỏ gần cữa Phan Thiết và sở Hòa Lương dưới họ Sông Lũy, rồi lập sở Long
Thạnh, bên kia sở Tầm Hưng.
Lúc cha Phục đổi thì cha
Mériel (cố Bạch) vào có đem hai thầy, là thầy Pierre Lục (rày làm thầy cả ở trường
Đại An) và thầy Paul Quyển (rày làm cha sở tại Tịnh Sơn, đổi tên là Paul Huấn).
Thầy Quyển (cha Huấn) lên lập sở Phú Bình rồi qua lập Đại Nẫm. Thầy Lục lên lập
sở Phú Hội rồi ra dạy mấy sở Sông Lũy và Hòa Lương, đoạn vào dạy tại Long Thạnh,
Tầm Hưng rồi về học sách đoán.
Khi cha Mériel đổi đi,
thì có cha Mátthêu Nhuận vào giúp; kế đến cha Archimbaud (cố Đức) vào; từ đó
hai cha lập sở Khe Gà, sở Phan Thiết và Rạng, cùng sở Phú Lâm. Đoạn cha
Phanxicô chinh thân vào lập Cù Mi, La Gi, lo trưng đất cất nhà thờ chẳng nệ
công lao tân khổ.
Đến sau cha đổi ra Phan
Rang ở ít năm, thì đổi về Bình Định cai mấy sở thuộc hạt Làng Sông, và đã lập
nhiều công cho đến ngày tạ thế là 11 Mars, hưởng thọ đặng 81 tuổi, làm thầy cá
đặng 40 năm.
Các việc cha làm nơi Phan
Rang cùng Làng Sông thể nào, và sự qua đời cùng chôn cất làm sao Bổn quán không
rõ, chỉ biết bấy nhiêu, thuật lại đây cho ai nấy biết đặng cầu nguyện cha mau
được lên nơi vinh phước.
Sau hết Bổn quán xin chia
buồn cùng bổn đạo thuộc hạt Làng Sông, vì đã mất một đấng có công lao cả thể.
Chúng tôi cậy vì danh
Chúa nhơn từ cho linh hồn thầy Phanxicô Xavie đặng lên chốn nghỉ ngơi.
N.
K. Đ. P.
.Báo Nam Kỳ Địa Phận năm
1923
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét