Ẩn thân bên cạnh Chúa Trời, thì hơn tin cậy ở người trần gian. Cậy nhờ thần thế vua quan, chẳng bằng ẩn náu ở bên Chúa Trời. Tv 118

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2022

Sự tích Cha Gioan Thái Hiếu Trung

 SỰ TÍCII CHA GIOANG TRUNG

Qua đời tại Cái Mơn, ngày 28 Juillet 1918

-------------------

Cha Gioang Thái hiếu Trung, linh mục bổn quốc về địa phận Nam Kỳ, sinh ra năm 1846 tại Rạch Tra, khi lớn khôn đã vào Nhà trường Latinh mà học hành, quyết dưng mình giúp việc Chúa. Chịu chức cắt tóc ngày 21 Novembre 1869, thề nguyền từ giã thế sự, phú trót thân cho Chúa mà lãnh chức thứ năm ngày 20 Septembre 1873; Đức cha Gioang (Mgr. Miche) đã phong mấy chức ấy cho người. Đến năm 1876, Đức cha Mỉ (Mgr. Colombert) là đấng kế vị cho Đức cha Gioang, đã phong người lên chức thầy cả là ngày 23 Décembre năm ấy. Cho nên cha Trung ăn học và chịu chức tại Địa phận, chớ không có đi qua trường Pinăng.

Thăng quờn chánh tế rồi, Đức cha Mỉ sai cha Trung xuống họ Cái Mơn, làm phó sở đó một năm; qua năm 1878 thì cha đổi đi coi họ Thanh Sơn, và cũng coi mấy họ là Bình Nguyên, Long Phú, Bến Tre, Cái Sấu, Cái Quao, Giồng Miễu và Cái Sơn. Cho tới năm 1885 thì cha về ở tại họ Bến Tre, và cũng coi luôn họ Thanh Sơn, Cái Sấu và Giồng Miễu. Cha đã cất một nhà thờ ngói tại Thanh Sơn, và ở tại họ nầy hơn 12 năm. Tới năm 1888 thì cha đổi lại Cái Mơn, giúp tại họ cho đến năm 1891; đoạn Đức cha giao cho người mấy họ mới lập, là họ Cù Lao Dài và họ Giồng Thủ Bá, cách ít lâu kế đó cũng giao cho người coi họ mới Cái Tôm nữa,

Trong năm 1888, ông trùm Hòa ở Cái Mơn, xuất bạc tiền mà mua đất tại Giồng Thủ Bá, có ý qui bổn đạo và lập họ; nhưng mà ông trùm đã qua đời trước khi chưa thành việc như lòng sở nguyện. Vậy em ông trùm là chủ Đắt, đã lo cất một nhà để cho mấy dì phước tới ở dạy học; lại cha Trung khuyên bảo những con cái ông trùm cất một nhà thờ nhỏ tại đó, là lối năm 1892; còn cha thì lo lắng an ủi thúc giục những người trễ nải cùng là bỏ đạo ở tại Giồng ấy, thảy đều đặng trở lại, rồi thì cha lo cho chầu nhưng đạo mới, cùng đặng vui mừng mà rửa tội cho 42 người trong ngày lễ ông thánh Phanxicô Xavie năm ấy. Từ đó về sau thì cha hằng lo lắng cho con chiên trong họ, ân cần thúc giục cho con trẻ siêng năng đi học hành. Cách cha ở khiêm nhượng, hiền lành, hằng thương yêu kẻ khó khăn. Lại nhà cữa đơn sơ chật hẹp, chịu thiếu thốn nghèo nàn mà chẳng sá chi, một cứ lo cho nhà thờ, và cho chầu nhưng đạo mới mà thôi.

Cũng trong năm 1888, Nhà phước Cái Mơn mua đất tại Cái Tôm, thì có nhiều bổn đạo ở Cái Mơn và Cái Tắt tới đó mà lập nhà cữa, ở làm ruộng nương, thì cha Trung cũng xem sóc họ mới nầy trong 2 năm. Lại trong năm 1897 cha đã lập lại họ Giồng Mít, đã phải bỏ trong 13 năm trước, cùng đặng rửa tội tại đó 52 người trong năm 1898. Lại cha cũng xem sóc họ nhỏ Cần Thu trong 10 năm, kể từ năm 1898 tới 1908.

Cha coi họ Giồng Thủ Bá, Cù Lao Dài và Giồng Quít luôn cho tới chừng lớn tuổi già yếu phải xin nghỉ là tháng Septembre năm 1914.

Khi còn mạnh mẽ sức lực, một mình phải xem sóc nhiều họ, mà cha chẳng hề bỏ họ nào vắng lâu; khi còn ở tại Thanh Sơn, mỗi tháng thì có mặt cha đó trong chừng mười lăm ngày, còn mười lăm ngày kia thì đi viếng mấy họ. Chừng đã già, hơn 60 tuổi, ở họ Giồng Thủ Bá, thì mỗi hai tuần cha qua làm lễ Chúa nhựt bên Cù Lao Dài, cha có xin phép để Mình Thánh Chúa luôn tại nhà thờ họ; lại còn phải đi viếng họ Giồng Quít, hễ tới nơi bất luận ngày nào, thì cha liền làm phước, làm lễ cũng giảng dạy con chiên.

Hằng thương yêu giúp đỡ kẻ thiếu thốn cơ nghèo, cùng hằng lo lắng trau giồi nhà Chúa, cha đã xin tiền mà xây dựng một nhà thờ ngói tại Cù Lao Dài, cách sau đó cũng đi phổ khuyến mà cất nhà thờ Giồng Thủ Bá, và một nhà thờ tại Giồng Quít.

Đển gần cuối năm 1914, cha già cả yếu đuối, nên mới xin phép Đức cha mà nghỉ cùng trở về Cái Mơn, xin cha sở cho cất nhà riêng dưỡng lão. Nhưng nghỉ mà cha cũng còn giúp được trong họ; mỗi bữa bốn giờ rưỡi sáng cha làm lễ tại nhà thờ Đ C Bà, lần lần có bổn đạo tới xem nhiều, cùng nước lễ tại đó nữa. Các ngày Chúa nhựt Lẽ cả cùng là thứ sáu đầu tháng, thì người ta tựu tới xem lễ đông hơn, cho nên cha cũng giảng dạy nữa.

Bỡi cha hiền lành dịu dàng, và hằng thương trượng mỗi người, cho nên bổn đạo đều yêu mến. Hễ có ai thưa xin ngồi tòa làm phước, cùng là khi có người liệt lào muốn rước cho được chính mình cha, thì cha sẵn lòng và vui lòng đi tức thì.

Hằng cử giữ mọi việc y giờ đã chỉ định, chẳng hề khi nào trễ; sáng ba giờ thức dậy, dọn mình suy gẫm, bốn giờ rưỡi làm lễ, cám ơn; ban ngày thì coi sách, đọc kinh, hai giờ rưỡi chiều lên nhà thờ viếng Chúa, mỗi ngày lần hột đủ ba chuỗi luôn chẳng khi nào sót, dầu khỏe hay là mệt thì cũng hằng cứ vậy.

Khi cha ngã bịnh lần sau hết, thì cha đã biết trước tới giờ phải lìa bỏ đời tạm nầy, nên cha đã lo sắp đặt các việc đâu đó an bài. Cha làm lễ lần sau hết là ngày Chúa nhựt 7 Juillet, từ ngày ấy thì cha liệt cho tới ngày 24 Juillet, đêm nầy bịnh trở, nên cha sở Cái Mơn đã đem Mình Thánh Chúa cho cha sáng ngày 25, chiều ngày ấy chính mình cha xin chịu phép Xức dầu; qua ngày 27 sớm mai cha còn đặng rước Chúa một lần nữa, và lãnh ơn Toàn xá.

Cha liệt mà không phải mê mang chút nào, hằng tỉnh biết luôn, cho tới khi linh hồn lìa ra khỏi xác bình an, là trong đêm 27 rạng mặt ngày 28 Juillet, 1ối 12 giờ rưỡi khuya; hưởng thọ đặng 72 tuổi.

Từ khi cha chịu chức thầy cả rồi, thì hằng cứ coi mấy họ trong Địa sở Cái Mơn cho tới chừng già yếu, chớ không có đổi đi qua địa sở nào khác, cho nên Địa sở Cái Mơn cám mến công linh cha lắm.

Sáng ngày 30 Juillet đã làm lễ hát trọng thể, có mặt 15 cha tới chầu; lễ rồi thì đưa linh cửu người ra chôn nơi nền nhà thờ cũ, một bên mồ cha Vọng và cha Nhơn, kế chỗ chôn xác Á thánh Minh khi trước.

Đây lược biên sự tích cha mà thôi, xem qua cũng hẳn công lao khó nhọc đấng thầy cả Chúa thậm dày, trông cậy cha đã đặng nghe Chúa phán lời dịu ngọt rằng: Euge, serve bone et fidélis, intra in gaudium Domini tui!

N. K. Đ. P.

.Báo Nam Kỳ Địa Phận năm 1918

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét