SỰ TÍCH CHA VÊRÔ NGUYỄN NHẬM
--------------------
Cha Vêrô Nguyễn Nhậm sinh
ra tại Cái Mơng năm 1873. Cha người đã qua đời, mẹ người bây giờ còn sanh tiền.
Hai ông bà là người danh vọng phần đời; còn về phần đạo đức thì càng trổi hơn bội
phần.
Chúa ban phép lành cho
hai ông bà nhơn đức nầy sanh đặng bảy người con. Con đầu lòng chết khi còn niên
ấu, người thứ ba và người em út đã qua đời; còn lại bốn người, hai trai hai
gái, người thứ năm là cha G. B Nguyễn thái Tông, cha Vêrô nầy là thứ sáu, còn
người chị thứ tư và người em thứ bảy đã dưng mình cho Chúa tại nhà phước Cái
Mơng.
Cha Vêrô khi còn làm thầy
sáu có đi dạy tại Ba Châu ít năm, nguyên xứ nầy là chỗ thờ bụt thần ma quỉ,
chưa biết đạo thánh Chúa.
Qua năm 1903 cha lãnh quởn
chánh tế, đoạn thì cha phụ sở họ Bến Tre một năm, sau lịnh Bề trên sai cha xuống
trấn nhậm họ Ba Châu.
Khi cha xuống họ nầy thì
nhà thờ chưa có, nhà bổn đạo đặng hai ba cái, có cất nhà dạy, cột tre đơn sơ,
khi ấy cha con hui hút với nhau, còn bổn đạo và chầu nhưng thì nghèo nàn lắm, mà
cha Vêrô càng khó khăn hơn nữa, vì cha nói trong mình cha có năm đồng bạc mà
thôi, biết lấy chi mà trợ trong họ cho nỗi; song nhờ ơn Chúa, lần hồi cha cất đặng
một nhà thờ lá bốn căn; trong nhà thờ sắm đủ tượng ảnh bông hoa, dọn dẹp sạch sẽ,
phía sau nhà thờ có cất thảo bạc cho cha ở, cha lo lắng hết sức, cho có nhà thờ
xứng đáng, và nhà ở cho tử tế. Vậy nhờ ơn Chúa giúp, qua năm 1915, thì cha đã cất
đặng một cái nhà từng ba căn hai chái, phong tô, nhà ấy sở tổn chừng hai ngàn.
Qua năm 1916 cha mua đặng một sở ruộng mười ba mẫu, cùng dưng cho nhà thờ, có ý
để cho bổn đạo làm.
Sau nữa cha đã lập một hội
trong họ, để cất nhà thờ, hội bạc ấy năm nay trên hai ngàn đồng. Thật công linh
cha đã lập họ Ba Châu nầy đáng danh bia ngàn thuở.
Cha Vêrô là người chín chắn
trong mọi sự, và kỷ cang lắm, lại hay tha cho kẻ làm mất lòng, và giữ sự hiền
lành trong khi nóng nảy, nên đáng gọi là đấng chăn chiên lành.
Lại chẳng phải cha coi một
họ Ba Châu mà thôi. Song các họ xung quanh, là họ Cái Sơn, họ Hương Điểm, họ
Bình Khương, họ Phong Mỹ, cha lo lắng hết mà giúp đỡ phần xác bổn đạo trong họ
cho có thể làm ăn.
Còn phần linh hồn thì cha
càng lo lắng hơn nữa. Song thương ôi! việc cha làm chưa thành, là cha lo cất
nhà thờ lại nội năm nay cho xứng đáng, hầu đặng sáng danh đạo ở giữa kẻ ngoại.
Mà hỡi ôi! ngày 5 Mai cha phát bịnh hồi ba giờ chiều, bịnh một giờ một thêm,
nên đã lo rước cha sở Bến Tre cho cha chịu các phép Bí tích, đoạn chừng một giờ
cha qua đời bằng an.
Ôi ôi, họ Ba Châu đau
lòng xót dạ biết là dường nào!
Đến sáng năm giờ đem xác
cha lên nhà thờ, đoạn cha sở Bến Tre làm lễ, có bổn đạo hiệp lại cầu hồn cho
cha, chiều lối hai giờ có cha Bến Tre với cha Cái Bông, lại cũng có nhà phước
và các bốn đạo mấy họ xung quanh đến đưa xác cha ra phần mộ, xác cha táng nơi
trước cữa nhà cha ở, mà đợi ngày sau sống lại đời đời.
Lạy
Đ C G nhơn từ, xin cho linh hồn thầy Vêrô đặng kíp vào nơi tiêu sái!
Charles
Nguyễn đồng Lê, (Ba
Châu).
--------------------------
CHA
VÊRÔ NGUYỄN NHẬM
Qua
đời ngày 5 Mai 1920
---------------
Mạng sống người đời thấp
thoáng như ngọn đèn hoa, đang thấy đó bỗng liền gió tắt! Họ Ba Châu buồn thảm
tiếc thương cha sở mình là thể nào! Có ai dè cha sớm vội thát, mà bỏ đoàn chiên
ngơ ngáo mồ côi, bịnh đau cầm không được mấy giờ, hồn cha phải lìa thế mà về chầu
Chúa! Một thầy cả đang còn sức lực mạnh mẽ, ở trong họ lớn bé thảy đều cung
kính mến yêu; ai cũng tưởng còn nhiều năm gánh vác việc tông đồ, hầu giúp đỡ hồn
xác giáo nhơn tại họ. Chẳng dè sự chết xảy tới thình lình, phân chia hai ngả,
làm cho lòng dạ bổn đạo đắng cay chua xót là thế nào!
Cha Vêrô Nguyễn Nhậm quê ở
Cái Mơng, sinh ra năm 1873, năm nay đặng 47 tuổi, chịu chức thầy cả trong năm
1903. Khi còn là thầy thì đã có đi dạy tại Ba Châu, chừng làm thầy cả rồi sau
cũng lãnh làm cha sở coi họ nầy, là ba làng cách nhau: Châu Phú, Châu Thới và
Châu Bình, nên đặt tên chung một họ là Ba Châu, và cha ở tại Châu Phú. Họ nầy về
sở Bến Tre, đã lập trong năm 1903, và một mình cha Vêrô coi luôn cho tới ngày
người qua đời. Anh ruột cha Vêrô cũng là thầy cả, là cha Gioang Baotixita Nguyễn
thái Tông, đương kiêm họ Tha La bây giờ.
Theo như thơ của cha Báu
(P. Brugidou) cha sở Bến Tre, gởi cho Đức Cha mà cho hay sự cha Vêrô Nhậm đau
và sinh thì như vầy: Tám giờ tối ngày thứ tư 5 Mai, có người qua Bến Tre rước
cha, cách một giờ sau thì cha tới Châu Phú, thấy cha Vêrô nằm và đau đớn lắm,
cha Báu liền sai kẻ đi rước quan thầy lập tức, song chừng quan thầy tới thì trễ
quá, vì cha Vêrô đã qua đời hồi 11 giờ trong đêm ấy.
Sớm mai bữa đó thì trong
mình cha Vêrô khó ở một chút, tới 11 giờ người dạy sách phần cho đồng nhi như
thường. Mà tới bữa cơm trưa thì cha ăn không được; và chiều lối 4 giờ rưỡi 5 giờ
thì cha phải đi nằm cùng đau đớn lắm.
Quan thầy nói bịnh ban đầu
là trong mình không tiêu tán mà thôi, song bỡi uống thuốc không nhằm nên ứ lại
mà làm qua bịnh dịch, và bịnh hành trong có vài giờ mà cha phải chết.
Mấy dì phước dạy tại họ
đã hết lòng lo lắng thuốc men và giúp đỡ cha; bổn đạo ai nấy thấy cha phải vội
thát như vậy thảy đều thương tiếc thảm sâu hết sức.
Bịnh cha nặng mà cha
không dè, nên cha Báu phải nhủ bảo nói thiệt cho người rõ mà dọn mình, vì sợ bịnh
làm xung mà phải đi luôn chăng. Khi cha Báu biểu cha Vêrô phải chịu phép xức dầu,
thì người ngó cha Báu và tỏ dấu lấy làm lạ cùng sợ hãi, không ngờ mình đã phải
ngặt nghèo đỗi ấy, nên cha Báu phải an ủi một chặp, đoạn làm phép xức dầu cho,
và cách chừng ba khắc đồng hồ thì linh hồn cha Vêrô trút ra khỏi xác.
Quan thầy thuốc biểu phải
lo táng xác cha Vêrô nội sáng ngày đó, vì bỡi sợ bịnh truyền nhiễm; cha Báu nói
lại cho trong họ hay, song không ai muốn vưng, vì bỡi lòng thương mến cha sở,
muốn để xác cha lại một hai ngày đặng lo việc hiếu sự cho xứng đáng mà báo đáp
công ơn cho bằng lòng. Cha Báu không biết tính sao, chẳng hay chừng cha về Bến
Tre thì đặng tờ của quan thầy dạy phải lo chôn, không được để lâu, Vậy cha và bổn
đạo trong họ phải bằng lòng vưng theo lịnh quan, mà lo táng xác cha Vêrô hai giờ
chiều ngày thứ năm đó, vì không thể cãi được!
Thật thì cha Vêrô Nhậm phải
vội thát, cách thình lình không ai dè, song là chết lành trong tay Chúa. Kẻ đã
phú dưng mình mà lo cho phần rỗi thiên hạ, thì chẳng hề khi nào quên phần rỗi
mình bao giờ. Bỡi vậy cho nên dầu bịnh làm cho cha phải chết gấp, mà cha cũng gặp
kẻ an ủi đưa qua cữa hằng sống, cùng lo ban các phép sau hết cho người, chẳng lẽ
phải thiếu thốn sự gì. Trông cậy Chúa nhơn lành, đã khứng gởi cơn bịnh ngặt
nghèo mà cất cha đi mau, thì xin giảm phần khốn khổ có khi cha còn phải rửa cho
sạch bợn nhơ trong chốn luyện hình, mà rước cha về thiên đàng hưởng phước cùng
Chúa. - Vigilate... quia nescitis diem
neque horam.
R.
I. P
.Báo Nam Kỳ Địa Phận năm
1920
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét