ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

Chữ nghĩa gắn với lịch sử, và…thoát khỏi lịch sử

Ta nói, ngôn ngữ không phải là bộ môn toán học thực đúng răm rắp, nhiều lúc "kỳ cục" lắm đa. Mời đọc lai rai cho biết.

1) KOREA (SOUTH / NORTH KOREA): Bây giờ quí bạn đọc tiếng Anh ghi "South/North Korea" thì biết muốn nói xứ sở nào rồi. Mà... "Korea" nghĩa mần răng? "Korea" là phiên âm từ cách đọc của người xứ sở kim chi "Koryŏ" hoặc "Goryeo", thuở xưa được viết bằng Hán tự như ri: . Âm Việt của hai chữ này là: Cao Ly.

Tên gọi "Cao Ly" (Korea) là quốc danh của một vương quốc hồi nẳm (thế kỷ 10 đến thế kỷ 15).
Thời hiện đại, người dân ở bển còn đặt tên nước của họ là "Korea" (Cao Ly) không? KHÔNG.
Phía Nam đặt tên nước là "Dae-han"
; âm Việt của hai chữ Hán này là: "Đại Hàn", còn có cách gọi khác là "Hàn Quốc".
Phía Bắc gọi tên nước của họ là "Cho-sǒn"
; âm Việt của hai chữ Hán này là: "Triều Tiên".

Chúng ta, người VN, hiện nay đang gọi "Hàn Quốc" (Đại Hàn), "Triều Tiên", là rất đúng với tên nước do người bản địa ở bển đặt.
Nhưng, trong tiếng Anh thì vẫn "South / North Korea", nghĩa là "Nam / Bắc Cao Ly", không khớp với tên quốc gia hiện nay của người ta gì ráo trọi! Kêu bằng là... thoát khỏi lịch sử luôn, không tương ứng với thời điểm lịch sử, lấy tên đời xưa đem gọi cho đời nay.

Có sao không? Thì đó... không sao hết trơn! Người Hàn gọi tên nước đời nay của họ một đàng, quốc tế gọi một nẻo. Và người Hàn cũng không sân si trước quốc danh (tên nước) của họ nhưng quốc tế gọi trật chìa, khỏi giận làm chi cho khỏe.

Tuy rằng gọi không khớp, NHƯNG "South Korea" / "North Korea" thì cũng vẫn biết vị trí quốc gia đó rõ rành nằm ở đâu. Vậy là ôkê!

Ngôn ngữ được phép "co giãn", kỳ khôi vậy đó.

* Bèn nói qua chuyện nước DO THÁI:
Nhiều bạn cắc cớ hỏi: "Israel", sao gọi thành "Do Thái"? Kỳ thực, danh xưng "Do Thái" đã rất quen thuộc từ lâu, lâu lắm, và vẫn còn những mối liên hệ cho tới hiện nay.

Thuở xưa, nơi vùng Tiểu Á-Trung Đông, đã từng hiện hữu một vương quốc xưng danh là "Kingdom of Judah". Cái chữ "Judah" khi chuyển ngữ bằng Hán tự - nên nhớ: nước Việt chúng ta chỉ mới thông dụng chữ Quốc ngữ vào vài thập niên đầu thế kỷ 20 mà thôi, trước đó là mượn chữ Hán để làm văn tự trong triều chính, trong học thuật, ghi chép.v.v... - thì ghi như sau: Judah => . Âm Việt của hai chữ này đọc là: "Do Thái".

Vậy đó, tên gọi "Do Thái" là từ chữ "Judah" chớ không phải từ chữ "Israel" (chuyển âm Viêt-Hán nghe chơi, "Israel" sẽ thành "Dĩ Sắc Liệt").
Nhưng, như nói ở phần trên: "Korea", tên xưa vẫn được dùng mà còn dùng lấn lướt luôn mới ghê - trong cách gọi của quốc tế.
Cũng vậy, gọi "nước Do Thái" là cách gọi quen thuộc lắm đối với người VN trong nhiều thập niên...
Chưa kể tên gọi của tôn giáo mà đa số người dân xứ bển đều tin theo, là: "Judaism" (gốc từ chữ "Judah": "Do Thái"), tức "Do Thái giáo" - chớ người ta không sửa thành "Israeli religion".

Tôi ưng gọi "nước Do Thái" cho nhứt quán, rập ràng với "Do Thái giáo". Bởi vì, nói vậy chớ, có không ít người bây giờ chỉ nghe quen "quốc gia Israel" - rồi tới chừng nghe "Do Thái giáo" thì không biết "Do Thái" là xứ mô, nằm chỗ nào trên bản đồ.

3) Nói chuyện gần hơn nữa, nước CAO MIÊN:
Tôi đọc thấy ở một vài văn bản giải thích rằng không gọi "Cao Miên" vì có tính chất miệt thị. Hả? Không hiểu gì về lịch sử, về ngôn ngữ mà phán bừa, chỉ đạo bậy.

Theo dòng lịch sử của quốc gia láng giềng Tây Nam, hiện nay là "Kingdom of Cambodia", họ đã từng gọi tên nước (ghi tiếng Anh cho dễ so sánh) là "Khmer Empire". Đó là một đế quốc vô cùng rộng lớn, từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 15, trùm lên phần lớn nước Lào, Miến Điện, rồi choàng qua Thái Lan... Trong sử sách nước ta ghi " ", nghĩa là "Cao Miên đế quốc". Danh xưng "Khmer", chuyển âm tiếng Việt là "Cao Miên" đó đa!

Tức "Cao Miên" là một danh xưng đầy hãnh diện của ngưòi dân ở bển (chớ miệt thị gì ở trỏng, bắt chán cho mấy ông chỉ đạo bậy, phán bừa theo cảm tính bề nổi!).

Cho đến hiện nay, người dân bển họ vẫn xưng danh là "người Khmer" (tức "người Cao Miên", người Miên).

Nguồn: Nguyễn - Chương Mt

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét