ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Hà Nội thủ đô cả nước Việt Nam, thực ra, mới được 45 năm. Thăng Long: Kinh đô cả nước Đại Việt, thực ra, chưa đầy 600 năm.

 HÀ NỘI: THỦ ĐÔ CẢ NƯỚC VN HÌNH CHỮ S, THỰC RA, MỚI ĐƯỢC 45 NĂM

THĂNG LONG: KINH ĐÔ CẢ NƯỚC ĐẠI VIỆT, THỰC RA, CHƯA ĐẦY 600 NĂM

Đây không phải rảnh hơi đi so đo ít nhiều năm. Mà lịch sử nếu nhìn cho kỹ, kỹ được chút nào tốt chút đó, lại giúp rút ra nhận định HỮU ÍCH CHO sự đầu tư "trúng khía" khi nhìn về TƯƠNG LAI chung của quê hương chúng ta...
&1&
Quí bạn chú ý: (a) đây đề cập thủ đô của CẢ NƯỚC - tức thủ đô của một nước Việt toàn vẹn (không đề cập những lúc là thủ đô của một phần nước Việt); và (b) phải thủ đắc được chủ quyền thực tế ("de facto")!
HÀ NỘI:
Vào năm 1832 đời vua Minh Mạng, nơi từng là kinh kỳ ở ngoài Bắc được đổi tên mới, gọi là "Hà Nội"
. Quí bạn chú ý, với danh xưng mới "Hà Nội", ngay từ đầu Hà Nội đã KHÔNG còn là kinh đô mà chỉ là trung tâm của phía Bắc thôi.

Kinh đô của cả nước Việt là Huế.
(Huế là kinh đô ĐẦU TIÊN của một nước Việt trải dài từ Móng Cái cho đến Cà Mau theo đường cong chữ S; và là kinh đô cả nước trong 82 năm, 1802-1884.
Sau năm 1884 thì không còn thủ đắc chủ quyền lãnh thổ toàn vẹn vì Pháp đã xâm chiếm...)

* Trong giai đoạn ngắn, từ tháng 9/1945 đến cuối tháng 12/1946, thực thể chánh trị VNDCCH (VN dân chủ cộng hòa) tuy có mặt tại Hà Nội NHƯNG thực tế là không thủ đắc được chủ quyền toàn vẹn!
Là bởi vì, theo Hiệp ước Postdam, khối Đồng Minh (Mỹ, Anh, Soviet, Pháp, Trung Hoa...) được quyền cai quản ủy nhiệm đối với những quốc gia là thuộc địa của quân phiệt Nhựt Bổn, và phân công cai quản ủy nhiệm trong một thời gian để dàn xếp với giới chính khách bản địa trong tiến trình đi tới trao trả độc lập...
Nói cách khác, Đồng Minh được phép thủ đắc CHỦ QUYỀN (tạm thời) trên lãnh thổ quốc gia mà họ vào tiếp quản.

(vào cuối năm 1946, thực thể VNDCCH phải rời khỏi Hà Nội, rút vào căn cứ địa để thực hiện giải pháp võ trang quân sự)

* Từ năm 1954 đến 1975, Hà Nội là thủ đô trên thực tế của phân nửa nước VN thôi (là thủ đô của miền Bắc trong thể chế VNDCCH; còn ở miền Nam theo thể chế VN Cộng hòa).

* Chỉ từ sau năm 1975 cho tới nay (2020), Hà Nội mới trở thành thủ đô trên thực tế (de facto) của cả nước VN.

(Như vậy, Huế trở thành kinh đô cả nước VN được 82 năm; còn Hà Nội trở thành thủ đô chung của nước VN đang ở "cột mốc" 45 năm)

&2&
THĂNG LONG / ĐÔNG KINH:
2a) Vào năm 1010, vua Lý Thái Tổ định đô & đặt tên cho chốn kinh đô là "Thăng Long"
昇龍. Đến năm 1400, khi nhà Hồ chấp chánh, kinh đô dời vào Thanh Hóa (sau đó, từ 1407 nước ta rơi vào ách đô hộ của giặc Minh phương Bắc).

Tính ra, từ 1010 đến 1400, Thăng Long là kinh đô nước Đại Việt được 390 năm.

2b) Lê Thái Tổ giành được chủ quyền đất nước sau khi đánh đuổi giặc Minh, và lập ra nhà Hậu Lê - từ năm 1428 (kinh đô Thăng Long được đổi tên là "Đông Kinh" 東京).

Và rồi xảy ra phân tranh Đàng Trong - Đàng Ngoài, khi Chúa Tiên Nguyễn Hoàng với mưu định tách khỏi sự khống chế của triều đình nhà Lê đóng ở Thăng Long (Đông Kinh). Thực sự hùng cứ một phương, là vào năm 1627 dưới đời Chúa Nguyễn Phước Nguyên (con của Chúa Tiên) khi nổ ra chiến tranh giữa hai Đàng, dứt dạt đường ai nấy đi.
Đàng Trong của Chúa Nguyễn đặt kinh đô tại Phú Xuân, định cõi mình ên.

Thành thử Thăng Long (Đông Kinh) từ năm 1627 trở đi chỉ còn là kinh đô Đàng Ngoài của vua Lê (chúa Trịnh).

Tính ra, từ năm 1428 (bắt đầu nhà Hậu Lê) cho đến năm 1627, Thăng Long (Đông Kinh) là kinh đô trên thực tế (de facto) của cả nước Việt được 199 năm.

Cả thảy, 2a+2b = 589 năm là thời gian mà Thăng Long thủ đắc vai trò kinh đô của toàn nước Đại Việt.
Cũng cần ghi chú: Đại Việt chỉ gồm miền Bắc và một phần miền Trung (nhỏ hơn nước Việt Nam sau này, gồm miền Bắc, toàn bộ miền Trung, và miền Nam).

&3&
Tôi nhớ hồi năm 2010, lúc đó chào mừng "Thăng Long (Hà Nội) 1000 năm kinh đô/thủ đô" (capital). Ghi vậy là ghi cho có "số đẹp" thôi, ghi đúng phải là "Cách đây 1000 năm Thăng Long được chọn làm kinh đô".
Thêm hai chữ "cách đây", chớ tổng toàn bộ thời gian nơi đây trở thành capital trong THỰC TẾ (de facto) CỦA CẢ NƯỚC thì, thực ra, không tới ngàn năm.

Như diễn giải ở phần trên, Thăng Long được 589 năm + Hà Nội đang là 45 năm.

* Có một dữ kiện lịch sử sau, để phải chú ý: Thăng Long đã đánh mất vai trò kinh đô thực tế CỦA CẢ NƯỚC từ năm 1627 cho đến lúc trở lại vai trò này (với tên gọi Hà Nội) vào năm 1975, khoảng cách lên đến 348 năm là rất dài, dài thăm thẳm!

Ta nói, kinh đô (thủ đô) theo lẽ thường là nơi thu hút tinh hoa cả nước, đủ các lãnh vực đổ về. Nhưng, Thăng Long (Hà Nội) suốt gần ba thế kỷ rưỡi không còn thủ đắc vai trò kinh đô (thủ đô) của cả nước; thành thử ưu thế thu hút tinh hoa đã bị phai lợt, bị mài mòn, bị đánh mất nhiều, rất nhiều.

Phải chăng do thời gian "ngủ đông" quá dài những ba thế kỷ rưỡi, mà Hà Nội trong 45 năm qua dù trở lại làm thủ đô, vẫn không tạo lập nổi sự thu hút tinh hoa (khi so với tpHCM)?

Hà Nội, dĩ nhiên, là trung tâm quyền lực chánh trị nhưng vai trò trung tâm về kinh tế, công nghệ giải trí, văn hóa... vẫn đang phải xếp sau tpHCM (tên gọi trước 1975 là "Sài Gòn") ./.


Nguồn:Nguyễn - Chương Mt

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét