Ẩn thân bên cạnh Chúa Trời, thì hơn tin cậy ở người trần gian. Cậy nhờ thần thế vua quan, chẳng bằng ẩn náu ở bên Chúa Trời. Tv 118

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

Ghi chú: 3 vấn đề cốt yếu nên nhớ về sự độc đáo trong tiếng Việt

Ghi chú: 3 VẤN ĐỀ CỐT YẾU nên nhớ về SỰ ĐỘC ĐÁO CỦA TIẾNG VIỆT

1/ Khác biệt về QUỐC ÂM:
1a) Đây nhắc lại để mỗi người dân Việt chúng ta luôn nằm lòng: cả ngàn năm các bực tiền nhân từ nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê cho đến Lý, Trần, Hậu Lê, nhà Nguyễn đều mượn chữ Hán để viết.
Trên thế giới việc mượn văn tự một nước khác để viết là qui luật phổ biến. Thời kỳ Đế quốc La Mã sử dụng ngôn ngữ Latin; về sau các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức... cũng đều dựa theo văn tự Latin để phát triển ngôn ngữ cho dân tộc/quốc gia của họ.

1b) Mượn chữ Hán nhưng - nên nhớ - người Việt phát âm bằng TIẾNG VIỆT (không phải tiếng Tàu). Tức là vẫn gìn giữ QUỐC ÂM. Đây là một thành quả đáng trân trọng của biết bao đời tiền nhân để lại cho chúng ta; hơn nữa, có thể gọi đây là một kỳ tích!

Để so sánh, quí bạn ngó qua nước Ba Tây (Brazil), ở bển mượn chữ Bồ Đào Nha và... nói luôn bằng tiếng Bồ (tiếng nói của người bản địa thời xưa mất tiêu). Rồi nước Á Căn Đình (Argentina), người dân bên đó mượn chữ Tây Ban Nha và... nói luôn bằng tiếng Tây Ban Nha (còn tiếng nói bản địa thì đã bị bụi mờ dĩ vãng phủ lấp luôn rồi).
Người Ba Tây, người Á Căn Đình đời nay họ có thấy "mặc cảm" vì xài tiếng nước khác không? Không mắc gì phải "mặc cảm" hết. Hiện nay họ đường hoàng là những nước Độc Lập, và mặc cảm cần được đặt đúng chỗ - đó là đất nước còn lẹt đẹt hay không? người dân có bị mất tự do hay không?

Trong khi đó người Việt chúng ta, các bực cha ông mượn chữ viết nhưng không mượn tiếng (nói), vẫn giữ lại QUỐC ÂM (tức tiếng nói Việt)! Quá tài, quá giỏi.

2/ Khác biệt trong NGỮ PHÁP:
Người Việt nói, "phủ Gia Định", "dinh Long Hồ", "huyện Mộc Hóa"... - nhưng nếu là người Tàu thì họ đảo ngược cấu trúc, đọc thành "Gia Định phủ", "Long Hồ dinh", "Mộc Hóa huyện"...
Tiếng Việt và tiếng Tàu, trong nhiều trường hợp, là ngược nhau về ngữ pháp vậy đó.

Quí bạn ắt biết tới địa danh "Điện Biên"? Vào năm 1841, vua Thiệu Trị lập một phủ () nơi đây và đặt tên là "Điện Biên" (Điện : nghĩa là kiến lập, Biên nghĩa là vùng biên giới, biên ải). Nói theo ngữ pháp của tiếng Việt, là: "phủ Điện Biên". Còn đảo ngược gọi "Điện Biên phủ", đây không đúng với ngữ pháp tiếng Việt gì ráo.
Quí bạn ắt cũng nghe nói tới cái chữ "An toàn khu"
安全 (nói tắt là "ATK")? Lẽ ra phải gọi là "Khu an toàn", nhưng sao lại đảo ngược theo kiểu... tiếng Tàu để gọi thành "An toàn khu"?

3/ Khác biệt trong cách dùng TỪ VỰNG:
Người Việt không chỉ dùng QUỐC ÂM (tiếng nói Việt) đã đành, mà ngay cả khi mượn từ vựng của chữ Hán thì người Việt chúng ta cũng dùng một cách độc lập, KHÁC với người Tàu - trong nhiều trường hợp!

Nhiều người trong quí bạn ắt tưởng rằng "phi trường" là người Việt mình bắt chước Tàu để dịch cho "airport"? Tưởng vậy là tưởng bở. Người Tàu, cho dù ở Quảng Đông, Hương Cảng hay ở Đài Loan, họ gọi airport là: "cơ trường" .
Vậy, "phi trường" (
) từ đâu ra? Thì do chính người Việt sáng tạo ra cách gọi như vậy, không ăn nhập gì với Tàu hết.

Thêm một tỉ dụ nữa, rất hay. Hồi thái tử Nhựt Bổn lên ngôi, có mấy tờ báo ở VN viết: thái tử Naruhito làm "lễ đăng cơ". Cái chữ "đăng cơ" ở đâu ra, từ trên trời rơi xuống hả?
Để nói về sự lên ngôi, người Nhựt họ dùng chữ
:"tức vị". Còn người Việt mình bao đời, dùng chữ "đăng quang" để nói về việc lên ngôi vua, chớ làm gì có "đăng cơ"?
Té ra "đăng cơ"
登基 là cách dùng chữ của người Tàu!
Sao mấy tờ báo VN bỗng dưng bức tử cách gọi "đăng quang" của cha ông chúng ta quen dùng bao đời, và hè nhau đi rước chữ "đăng cơ" của người Tàu thay vào?

Cũng mượn chữ Hán mà người Nhựt dùng khác (tỉ dụ "tức vị"), người Việt dùng khác hẳn ("đăng quang") chớ không buộc phải dùng chữ của người Tàu ("đăng cơ"). Kêu bằng là nước sông không phạm nước giếng.

Nguồn:Nguyễn - Chương Mt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét