Có những điều chưa được hiểu rõ, như xu hướng "giải thực" (giải trừ thực dân hóa: decolonization) sau Đệ nhị Thế chiến. Chính vì không được hiểu đúng, lịch sử bị tuyên truyền lệch lạc, trắng đen lẫn lộn, công chúng trở nên u mê.
Kỳ 2: MÃ LAI TRONG XU HƯỚNG "GIẢI THỰC"
(DECOLONIZATION)
Vì sao phải "giải thực", xin mời đọc kỳ 1 ("GIẢI THỰC" (DECOLONIZATION) SAU ĐỆ NHỊ THẾ CHIẾN),
đây chỉ nhắc điểm chánh yếu:
* Khối Đồng Minh (có Mỹ, Liên bang Soviet...) đồng thuận là KHÔNG được phép tái
lập chế độ thuộc địa sau Đệ Nhị thế chiến;
* Bằng cách phân công các nước trong Đồng Minh sẽ tiếp quản các lãnh thổ / quốc
gia thuộc địa của phe Trục (Nhựt, Đức, Ý) theo chế độ Ủy nhiệm (commission).
Cai quản ủy nhiệm trong một số năm, tùy tình hình từng nơi mà Đồng Minh dàn xếp
thành hình chánh phủ bản xứ, để sau đó BẮT BUỘC trao trả nền độc lập cho người
bản xứ.
Ở kỳ 1 đã nêu các trường hợp: Mỹ chuyển giao nền độc lập
cho Phi Luật Tân (Philippines) năm 1946 / Giao trả độc lập trên bán đảo Cao Ly,
theo cách thức Soviet giúp lập nên chánh phủ Triều Tiên (miền bắc) & Mỹ
giúp thành hình chánh phủ Đại Hàn (miền nam) năm 1948 / Chuyển giao độc lập cho
người Đức, theo cách thức Soviet giúp lập nên chánh phủ Đông Đức & Mỹ (cùng
với Anh, Pháp) giúp thành hình chánh phủ Tây Đức năm 1949.
Kỳ 2 này, đề cập Mã Lai (Malaysia).
I/ KIÊN TRÌ TRONG GIẢI PHÁP HÒA BÌNH ĐỂ THU HỒI NỀN ĐỘC
LẬP QUỐC GIA:
1) Ở đây, cần nhìn bằng con mắt chánh trị thực tiễn: quốc gia được ủy nhiệm cai
quản một nước khác, dĩ nhiên, họ luôn luôn tìm cách tạo ảnh hưởng và thủ đắc lợi
ích - nhứt là trong thời "Chiến tranh lạnh" (bắt đầu ngay sau khi kết
thúc Đệ nhị thế chiến) các cường quốc đều tranh đua tạo vùng ảnh hưởng.
Thành thử thời hạn để trao trả độc lập cho người bản xứ là tùy vào mối tương
quan tạo ảnh hưởng tới đâu. NHƯNG sớm muộn gì cũng phải "giải thực"
(decolonization), giao cho người bản xứ cai quản quê hương của họ thông qua giải
pháp hòa bình.
2) Mã Lai được cấu trúc bởi một số vương quốc (đứng đầu
là các Sultan), vào thế kỷ 18 các vương quốc này bị lệ thuộc đế quốc Anh. Trong
Đệ Nhị thế chiến, Mã Lai bị quân đội Nhựt Bổn thâu tóm. Sau Đệ Nhị thế chiến,
người Anh trở lại với vai trò cai quản Ủy nhiệm (không được phép tái lập chế độ
thuộc địa).
Dĩ nhiên, người Anh muốn kéo dài thời gian Ủy nhiệm càng lâu càng có lợi cho họ.
Năm 1946, Anh tiến hành hợp nhứt các vương quốc gọi là "Liên hiệp
Malaya" (Malayan Union).
Năm 1948, Anh khôi phục quyền tự trị cho các Sultan trong mô hình "Liên
bang Malaya" (Federation of Malaya) - nhưng Anh vẫn đóng vai trò cầm trịch
toàn cục.
Người Mã Lai tranh đấu một cách kiên trì để buộc Anh
tuyên bố trao trả độc lập - theo tinh thần của những thỏa ước mà Đồng Minh đã
qui định ("giải thực", decolonization).Và, ngày 31/8/1957 Mã Lai mới
chính thức độc lập; Anh rút khỏi vai trò ủy nhiệm cai quản.
Như vậy, người Mã Lai mất 12 năm (1945-1957) để uyển
chuyển thậm chí có những lúc phải thỏa hiệp từng bước, nhằm thu hẹp dần phạm vi
quyền lợi của nước Anh - mà đích cuối cùng là có được nền độc lập.
Vậy đó, Phi Luật Tân chỉ 1 năm là Mỹ trả lại nền độc lập
(1945-1946), còn Mã Lai thì 12 năm; nhưng dù sớm hay muộn, độc lập của quốc gia
cũng được thâu hồi.
3) Sau khi Mã Lai giành được thẩm quyền quản trị toàn
bộ đất nước, người Mã chấp thuận cho Anh duy trì quân đội thêm một số năm. Để
chi? Để hỗ trợ an ninh cho chánh phủ quốc gia Mã Lai còn non trẻ lúc bấy giờ.
Hết sức khôn ngoan, và cần thiết.
Hệt như việc Mỹ duy trì quân đội tại Tây Đức (CH Liên bang Đức), Soviet tiếp tục
đóng quân tại Đông Đức (CH Dân chủ Đức) sau khi cả hai miền của nước Đức đều đã
trở thành quốc gia độc lập.
II/ "TRƯỜNG KỲ KHÁNG CHIẾN"... TÙY VÀO SỰ
CHI VIỆN:
Thế nhưng, đảng Cộng sản Mã Lai (MCP) không chịu thừa nhận nền độc lập thâu hồi
năm 1957. Bởi vì một quốc gia mà... không do đảng Cộng sản lãnh đạo thì dứt
khoát không được phép gọi đó là "quốc gia độc lập". Vậy đó.
Tổng bí thư MCP là Chin Peng (Trần Bình 陳平,
1924-2013) bèn phát động chiến tranh du kích, kêu gọi "kháng chiến chống
thực dân Anh" (viện lý do là Anh duy trì quân đội giúp chánh phủ quốc gia
Mã Lai), chống lại ngụy quyền tay sai Kuala Lumpur.
Chế độ Bắc Kinh là nguồn chi viện (tiền bạc, khí tài
quân sự) để MCP "trường kỳ kháng chiến". Năm 1961, bốn năm sau ngày
Kuala Lumpur lập nên chánh phủ bản xứ, Trần Bình qua Tàu và nhận được "lời
động viên" tiến hành đấu tranh võ trang.
Một đài phát thanh bí mật mang tên "Suara Revolusi Rakyat" (Tiếng nói
cách mạng nhân dân), nói tiếng Mã / tiếng Hoa, đặt tại tỉnh Hồ Nam vào năm 1969
để tuyên truyền "kháng chiến chống ngụy quyền Kuala Lumpur".
Đảng Cộng sản Mã MCP còn "sản sinh" thêm đảng
Huynh đệ Hồi giáo (Parti Persaudaraan Islam, PAPERI) với vai trò là tổ chức ngoại
vi của MCP.
Nào dè cuộc trường kỳ kháng chiến dai dẳng, còn chi viện
thì còn kháng chiến đến cùng, tới năm 1981 thì gặp "sự cố" bẽ bàng:
chế độ Bắc Kinh thay đổi sách lược! Thay vì kích động nội loạn làm suy yếu Mã
Lai thông qua đảng MCP, nhưng trường kỳ kháng chiến 24 năm rồi (1981-1957) mà
không nên cơm nên cháo, Bắc Kinh khuyến khích MCP nên tìm kiếm một hòa ước với
chánh phủ quốc gia Kuala Lumpur.
MCP còn nấn ná kháng chiến thêm một số năm nữa cho thỏa
ý chí cách mạng trung kiên ngút trời. Rồi... "đuối"! Cái gì đến phải
đến: sau 32 năm dai dẳng kháng chiến (1957-1989), vào tháng 12/1989 MCP ký một
hòa ước với chánh phủ quốc gia - theo đó MCP chấp thuận giải thể các đơn vị võ
trang và phá hủy toàn bộ số võ khí của họ! Đổi lại, chánh phủ quốc gia Mã Lai
cho phép các đảng viên, du kích quân MCP trở về cuộc sống thường dân bình yên,
khỏi học tập cải tạo.
"Ngụy quyền Kuala Lumpur", theo quan điểm của
đảng MCP, rốt cuộc là chánh quyền quốc gia hợp pháp nhứt - như vốn là, từng là,
và sẽ là như vậy!
* Hiện nay Liên bang Mã Lai là một quốc gia phát triển,
với mức GDP bình quân đầu người/năm là 11239 USD. So với GDP đầu người của
CHXHCN VN là 2700 USD => Mức thu nhập của Mã Lai cao gấp hơn 4 lần.
Nguồn: Nguyễn - Chương Mt
------------------------------------------------
Hình ảnh:
Ngày tuyên bố Mã Lai độc lập 31/8/1957.
Trường kỳ kháng chiến" của MCP hơn 30 năm rồi... tan hàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét