Ta nói giáo dục là quốc sách (chẳng ai nói là "đảng sách"), thành thử phải có tầm nhìn rộng rãi, cao thượng, không tỵ hiềm quan điểm nhỏ nhen. Tỉ như, việc đặt tên các trường học công lập (do chánh phủ lập ra, không phải trường tư thục) ở miền Nam trước 30/4/1975.
BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG
I/ Có trường đặt tên Trần Quang Diệu (danh tướng dưới trướng Nguyễn Huệ) thì
cũng có tên trường Võ Tánh (trung thần của Nguyễn Ánh) - mặc dù hai vị này, nói
theo ngôn ngữ đời nay, đối lập quan điểm chánh trị nẩy lửa.
Chuyện kể giữa Võ Tánh đụng độ với Trần Quang Diệu ly
kỳ ngoài sức tưởng tượng. Võ Tánh (cùng với Ngô Tòng Châu) giữ thành Bình Định,
bị Trần Quang Diệu bao vây rát quá, chịu không xiết Võ Tánh mới cho người trao
cho Trần Quang Diệu một bức thư tỏ ý chấp nhận hạ võ khí qui hàng, xin tha chết
cho quân sĩ trong thành. Sau đó Võ Tánh tự thiêu, còn Ngô Tòng Châu uống thuốc
độc quyên sinh (tháng 7 năm 1801).
Sau khi vào thành, Trần Quang Diệu ngưỡng mộ sự trung
dũng của đối phương, sai người tẩm liệm thi hài Võ Tánh (và Ngô Tòng Châu) một
cách đàng hoàng chớ không phải nuốt lời hứa mà đạp trên mồ mả bên thua trận!
Trần Quang Diệu không bắt nhốt hàng binh vào trại, tha toàn bộ, và các hàng
binh ai nấy được trở về quê làm ăn bình thường, yên ổn.
Noi theo gương tiền nhân cao thượng, không sa vào thói
tỵ hiềm quan điểm, nên ở miền Nam VN hồi trước 1975 đã trân trọng lấy tên cả
hai vị bên thắng lẫn bên thua mà đặt tên cho trường học.
II/ Cũng vậy, đối với Hoàng đế Quang Trung và Hoàng đế
Gia Long. Cả hai vị lúc sinh thời đánh nhau chí tử, nhưng hậu thế không bao giờ
hỗn xược đến mức phủ định tiền nhân sạch trơn. Quang Trung lẫn Gia Long đều được
trân trọng lấy tên đặt cho trường học.
Bởi vì nếu không có Quang Trung từ Đàng Trong (miền
Nam) kéo quân ra Đàng Ngoài (miền Bắc), lấy ai đuổi giặc Thanh ra khỏi Thăng
Long mà triều đình ngoài Bắc quì mọp rước giặc Tàu?
Bởi vì nếu không có Gia Long, lấy ai nối liền non sông
thành một dải sau 175 năm phân rẽ hai miền Đàng Trong / Đàng Ngoài (1627-1802)?
III/ Giáo dục là sự nghiệp LÂU BỀN, TRƯỜNG CỬU chớ
không thể đặt cược vào thời thế chánh trị nay lên mai xuống, vận mệnh của bất
luận triều đại / thể chế nào cũng không lâu dài cho bằng vận mệnh của cả đất nước.
Bẻ cong lịch sử là điều tối kỵ trong giáo dục.
Bởi nếu giáo dục làm như vậy thì xoay như chong chóng, nay thế này mai thế
khác, thầy trò có nước chạy theo bở hơi tai, dạy và học sao nên người?
Đó, ngay cái chuyện đặt tên cho trường học, vì thuộc
lãnh vực giáo dục lâu bền nên cân nhắc, suy nghĩ rất kỹ. Quí bạn chú ý: không hề
thấy tên TT Ngô Đình Diệm của đảng Cần lao Nhân vị, không hề thấy tên TT Nguyễn
Văn Thiệu của đảng Dân Chủ được đặt tên cho các trường công lập của chánh phủ -
mặc dù mấy ổng toàn cỡ nguyên thủ thì... cũng mặc kệ.
Ta nói giáo dục là quốc sách chớ có ai nói là "đảng
sách" bao giờ đâu.
TẠM THAY LỜI KẾT
"Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một
giàn".
Nếu còn giữ dòng máu VN, ắt phải nhớ tới câu ca dao bầu
bí - ngoại trừ những kẻ tuy xác Việt nhưng mang hồn nước "lạ" nên miệt
thị, chỉ trích tiền nhân.
Nguồn: Nguyễn - Chương Mt
----------------------------------------------------------------------------
Trước năm 1975, trong hệ thống trường học có nơi đặt tên vua Gia Long, lại cũng
có nơi đặt tên vua Quang Trung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét