ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2020

Linh mục Félix Frison (Hoàng)

 

Linh mục Félix Frison (Hoàng)

-         Sinh ngày 21. 01. 1862 

-         Tại Argancy, giáo phận Metz, Pháp quốc

-         Năm 1872 học Tiểu chủng viện

-         Năm 1880 học Đại chủng viện

-         Ngày 12. 09. 1882 gia nhập chủng viện thừa sai, chịu chức cắt tóc.

-         Thụ phong linh mục ngày  27. 09. 1885

-         Ngày 02. 12. 1885 đi giáo phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn)

-         Ngày 06. 01. 1886 đặt chân đến Sài Gòn

-         Đức cha Isiđôrô Colombert gởi đi học tiếng Việt ở Cái Nhum trong 1 tháng, sau đó làm giáo sư trường Taberd cùng coi sóc họ Chợ Đũi đến tháng 08 năm 1886.

-         Sau đó được bổ đi Cái Mơn học tiếng Việt trong 1 năm và trở lại làm giáo sư trường Taberd đến cuối năm 1887.

-         Tháng 01. 1888  -  01. 1889: làm giáo sư ở chủng viện Sài Gòn

-         Từ 30.01.1889 – 30.08.1891: Chánh sở Tha La

Cha Frison hướng dẫn, giúp phương tiện cho giáo dân khai phá rừng để trồng trọt cày cấy. Cha đã mở mang nước Chúa từ họ đạo Tha La đi đến thành lập họ đạo Rạch Gốc, Rạch Thiên.

Thành lập họ đạo Hiệp Hoà. Năm 1891, Cha Hoàng, là cha sở họ đạo Tha La, cùng với khoảng 40 giáo dân thuộc họ Rạch Thiên, đi ra vùng sông để khẩn đất từ kinh Rạch Thiên đến kinh Rạch Thổ Định. Và khi đến ấp Tân Hoà, xã Hiệp Hoà, cha dừng chân, khai hoang và thành lập họ đạo mới Hiệp Hoà. Sau đó cha P. Clair Đem theo nhiều giáo dân từ những họ Búng, Lái Thiêu, Bình Sơn, Tân Qui sang và chia đất cho họ canh tác. Năm 1895 có được 200 người.

-         Từ 01.09.1891 – 01. 1894: Phó sở Cái Mơn. Giám sát họ Cái Bông. Khi đó Cái Mơn bao gồm cả địa sở Bến Tre và Cái Bông, vv.

-         Từ tháng 01. 1894 – 12.1895: Chánh sở Bến Tre

Năm 1894, Cha Hoàng (P. Frison) là Cha sở họ Bến Tre thay Cha Êphêsô Nguyễn Ngọc Thích. Lúc đó có nhiều người xin vào Đạo, vì bổn đạo đã khá đông nên cuối năm đó cù lao Bến Tre và mấy họ Đạo thuộc về Bến Tre đã tách ra lập thành Địa sở Bến Tre, không còn thuộc Địa sở Cái Mơn nữa. Lúc này bổn đạo Bến Tre được 188 người, và nhà thờ cũ không còn tốt nữa nên Cha Hoàng cho xây cất nhà thờ mới năm 1894. Sau đó ông Lê Quang Hậu lại dâng thêm cho nhà thờ 2 mẫu đất nữa tại Thị xã Bến Tre (Hội truyền giáo Paris đứng bằng khoán).

-         Tháng 12- 1895 – 02. 1900: Chánh sở Búng

-         Từ 30. 02.1900 – 1939: Chánh sở Mặc Bắc

Cha làm cha sở Mặc Bắc lâu đời nhất, 38 năm. Cha đã sửa lại trần Nhà thờ, sửa lại hai tháp chuông lên cao và chắc chắn. Ngài gìn giữ đất nhà chung, bênh vực bổn đạo với chính quyền Pháp và bảo vệ con chiên triệt để. Năm 1908 cha Frison (Hoàng) sửa hai ngôi trường họ bằng gạch lợp ngói. Đến 1925 ông G.B Nguyễn Văn Ứng (gọi là thầy giáo Hiện) được cha sở Hoàng chỉ định làm Hiệu Trưởng cả hai trường và dạy học theo chương trình của nhà nước bấy giờ. Lúc làm sở Mặc Bắc có lần bổn đạo báo tin cho cha hay là có cọp về trên mé rừng Đồng Lác. Cha mang súng hai nòng đi bắn cọp. Mặc dù đi đâu cha vẫn mặc áo dòng bằng xuyến. Bắn cọp phát thứ nhất cọp bị thương. Cọp phóng tới chụp cha. Cha bắn phát thứ hai đạn không nổ. Cha phải dí đầu súng vào họng cọp. Cọp cào cha rách áo dòng. Khi ấy bổn đạo đi theo có sẵn mác thông cầm tay nhào vô đâm cọp chết. Cha không bị thương tích gì hết. Cha sống rất đơn sơ giản dị trầm tĩnh tắm ao hồ trong đêm khuya, uống nước lã trong cái bình con gà rất cỗ. Năm 1935 họ Mặc Bắc tổ chức mừng lễ kim khánh cha hết sức long trọng ngày 20/11/1935. Khi chia địa phận thì cha đổi về Thủ Dầu Một (20/10/1938) lại cất nhà thờ và qua đời tại đó. (trích lịch sử họ đạo Mắc Bắc)

Năm 1935 : Cha mừng lễ vàng (Kim khánh) linh mục, đồng thời giáp 100 năm Thánh Marchand Du tử đạo (20/11/1835) ĐGM Dumortier, 16 thừa sai và 37 linh mục bản xứ tham dự. Tối hôm lễ mừng có cuộc bắn pháo bông lớn trước 10.000 người đến xem.

Lúc Cha kiêm họ Rạch Vồn: Đến 1922, cha sở Hoàng có một cặp ngựa, một con ngựa kim và một con ngựa bạch, khi đi làm lễ Rạch Vồn thì cha cỡi ngựa còn đi làm lễ ở các chỗ xa thì cha đi bằng chiếc canot có máy chạy xăng.

-         Từ năm 1939 – 1947: Chánh sở Thủ Dầu Một

Sau khi ở Mặc Bắc cha Frison được đổi về Thủ Dầu Một. Ngài xây nhà thờ Thủ, là nhà thờ chánh tòa của giáo phận Phú Cường. Phải mất nhiều năm và tiền tài của gia đình Ngài, cộng với nhóm thợ ở Mặc Bắc xây dựng theo mẫu nhà thờ Mặc Bắc. Nhà thờ này được làm phép và khánh thành ngày thứ tư 23/07/1947

-         Qua đời ngày 29.06.1947, hưởng thọ 85 tuổi.


Chữ ký vào Sổ Rửa tội của cha Frison ở Búng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét