ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ BÚNG

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2022

Hạnh tích Cha Giuse Nguyễn Duy Tân

 HẠNH CHA GIUDE NGUYỄN DUY TÂN

(Qua đời tại Vĩnh Long ngày 21 Août 1913)

1855–1913

---------------

Cha Giude Nguyễn Duy Tân sinh tại Mặc Bắc năm 1855. Cha người là người Mặc Bắc, mẹ người là người Giồng Rùm. Hai ông bà cũng đủ ăn đủ mặc, mà nhứt là phần đạo đức thì trổi hơn. Cha người bổn tánh hiền lành lắm, cha Giude Tân cũng có tánh giống như cha người mọi đàng.

Chúa ban phép lành cho hai ông bà nhơn đức nầy sinh đặng bảy người con; con đầu lòng và con áp út chết khi còn thơ ấu, còn lại năm người; hai trai, ba gái; cha Giude là trai lớn, kể theo thứ trong nhà, người là thứ năm.

Thấy trong hạnh các thánh, thì thánh nào cũng tỏ dấu lành khi còn nhỏ; con trẻ Giule nầy cũng vậy; vừa tới tuổi con nít đang ham chơi, thì trẻ nầy chẳng khi nào đi chơi bời xa nhà cha mẹ; thế thường những con nít con nhà nông phu, thì nó ham theo trâu theo bò; ông già cha Giude cũng làm ruộng, có trâu, có bò, mà người chẳng có ham theo giữ trâu bò, đôi khi cha mẹ có biểu thì người vưng lời mà thôi, một ham đi đọc kinh, xem lễ cùng học hành.

Vừa được 15 tuổi, thì người xin cha mẹ cho ở làm học trò cha Bề Trên Minh (Montmayeur), khi ấy làm cha sở họ Mặc Bắc. Cha mẹ nhơn đức không ham để con ở nhà mà nhờ cậy gì, một bằng lòng cùng vui lòng đem con phú thác cho cha sở hầu học hành cùng giúp lễ.

Qua năm 1872 cha Bề trên Minh cho người vào nhà trường Latinh Sài Gòn cùng một ít trẻ khác, khỏi ít năm, mấy trẻ kia xuất thể hết, còn một mình cha Giude Tân bền đổ luôn cho tới cùng, là bước lên bàn chánh tế.

Người chọn cha Favreau, khi ấy giữ việc nhà trường, làm cha linh hồn. Cha Favreau thấy con trẻ nhơn đức, hiền lành, siêng năng thì thương lắm, khi cha về Tây có chụp hình cha với học trò Giude Tân mà đem theo. Trò Giude dầu mà trí chậm một chút, song bỡi siêng năng thì học hành cũng theo kịp chúng bạn.

Qua năm 1877, ông già người qua đời, khi ấy ai ai cũng tưởng người phải bỏ nhà trường, vì hai chị lớn đã có gia cư, còn bà già đơn chiếc; còn hai em: một em trai thì đi nhà trường Cái Nhum, ở nhà còn một em gái mà thôi, cho nên thiên hạ tưởng người phải về mà lo việc nhà; ấy là một chước cám dỗ lớn lắm, kẻ ở nhà Chúa thường gặp; vậy mà Giude cũng vững vàng thắng lướt, ai nói sao mặc ai. Cha Giude Tân khi ở nhà trường thì đã tỏ ra lòng rộng rãi cùng hết mọi người; có vật gì ai xin cũng cho hết, chẳng những là khi ai xin, mà khi người biết ai thiểu hay là ưa vật gì thì người kiếm cùng để dành mà cho, mà cho tới tay thì người vui cười cách lạ lùng lắm, như thể là được sự mình ước ao rồi.

Tháng nghỉ về nhà cha mẹ, là một học trò nết na nhơn đức biết chừng nào, tôi thấy rõ ràng: lúc ấy là đầu năm 1877, tôi cũng dọn mình vào nhà trường Cái Nhum, mà theo trí nhớ tôi hồi đó, tôi tưởng cha Giude Tân là thiên thần rồi, không phải người ta, cho nên tôi theo người luôn mà không nhàm, người dạy tôi từ đều về cách thể ở nhà trường làm sao,

Từ ấy về sau, tháng nghỉ nào tôi cũng thấy người cứ mực thước luôn; xem lễ rồi, thì về giúp việc trong nhà cùng học hành, hễ tới lối 3 giờ chiều thì người đi viếng Mình Thánh Chúa, đi qua thì kêu tôi, tôi có làm gì thì cũng bỏ mà theo người liền, người chầu Chúa lâu dài, nhiều khi tôi đợi người hết sức đến gần tối mới về. Anh em học trò có mời đi thăm nhau và ăn cơm, thì người cũng đi cho bằng lòng anh em, mà tôi hằng liếc coi người mà học sự nết na; rồi việc thì người kiếu về không chịu rà rề lâu giờ. Tánh người hay mắt cỡ một chút cũng có, mà mắt cỡ là khác, còn sự nết na là khác.

Đến chừng người chịu chức làm thầy thì càng tỏ lòng rộng rãi hơn nữa, nhứt là khi đi dạy trong sở, dầu không có chi cho lắm, mà cũng chất lót đặng giúp chầu nhưng; mấy năm sau hết thì người đi dạy trong sở Vĩnh Long luôn.

Năm 1893, ngày 18 tháng Mars người chịu chức thầy cả một lượt cùng cha Anrê Nuôi và cha Anrê Miều. Khi ấy mẹ người cũng đã qua đời rồi; hai ông bà dưng con cho Chúa, mà ý mầu nhiệm Chúa không cho hai ông bà đặng phước thấy con bước lên bàn thờ mà tế lễ, Đức Cha Mĩ (Colombert) cũng sai người xuống sở Vĩnh Long ở giúp cha Bề Trên Liễu (Lallement) một năm, sau thì coi họ Ngã Tư. Từ đây cha Giude Tân đã thuật lại cho tôi nhiều khúc nỗi cay đắng, mà nhứt là sự nghèo cực thiếu thốn, là tại người rộng rãi thương giúp đạo mới nghèo nàn: có bao nhiêu tiền bạc cũng cho, cũng nuôi chầu nhưng dạo mới hết, ngirời không tích trử dành đề tiền bạc gì cho mình: “Qui post aurum non abiti (ECCLI, XXX, 8): Người chẳng mê theo tiền của,”

Đến sau người đổi về họ Tân Hiệp thế cho cha Đặng, người cũng cứ một mực vậy luôn. Nhiều khi tôi thấy người phải thốn thiếu quá, tôi xin người đi Giồng Rùm, vì bà con bên mẹ người là dòng dõi nhơn đức, có nhiều người đi nhà phước: Nhà phước Tây, nhà phước Cái Mơng, nhà phước Thủ Thiêm cũng có, và cũng khá ăn trong nhà hết, tôi năn nỉ đôi ba phen người mới chịu di, tôi nói với bà con xin giúp cha chút đỉnh. Thật thì bà con cũng sẵn lòng giúp cha; kẻ giúp bạc, người giúp lúa. Chở lúa về ít lâu tôi hỏi lại người còn đủ dùng không, thì người trả lời xui xị mà rằng: “Còn ở đâu, chở về ít bữa hết trơn!” Cũng mảng phân phát cho chầu nhưng đạo mới mà hết theo tay! Đến sau bà con nghe tin vậy, thì có kẻ không bằng lòng, vì cho là cho cha dùng riêng, không phải là cho bao đồng thế giái. Tôi có nói lại mà khuyên người đừng làm vậy, bà con phiền, thì người rằng: “Thôi, từ nẩy về sau, tôi nghe cha.” Nói vậy, chớ tôi tưởng người cũng không nghe, vì thấy người cũng hằng thiếu thốn luôn cho đến chết. Phần thì người coi nhiều họ nhỏ, hằng lo lắng đi luôn, thăm viếng, nuôi con chiên mình phần hồn, phần xác no nê, để một mình cha chịu thiếu thốn mà thôi. Khi nào người làm lễ ngày Chúa Nhựt trong họ chánh, các họ tới xem lễ, thì cha lo cơm nước cho ăn no nê, rồi mới cho về, cũng như Chúa xưa cho dân nghe giảng ăn no nê, rồi mới về.

Bỡi người hằng thiếu thốn hoài cho nên có ai giúp chút đỉnh thì người tỏ lòng vui mừng lắm. Như có một lần kia có một cha ở trong sở Cái Mơng (cha Phaolồ Nhượng) đi thăm người, cha ấy vô nhà, vắng teo, không thấy ai, cha đi luôn ra phía sau gặp cha Giuse Tân đang đắp sửa vườn, vì người hằng chuyên việc luôn. Cha Giude lật đật vô nhà rước cha ấy, chuyện vãn vui vẻ. Cha ấy thấy bề thế người túng rối thiệt, mà mình thì bán lộ có đem chút đỉnh thì cũng nhín mà cho cha Giude Tân. Người mừng rỡ cám ơn cha ấy hết lòng và xưng thật cùng cha ấy rằng: “Cám ơn cha lắm, phải không nhờ cha, thì đến mai tôi không biết làm sao!” Nói vậy, chớ vài bữa thì cha Giude phân phát cũng hết.

Cha Giude Tân liền lành và thương yêu người ta thể ấy, mà cũng không khỏi gặp kẻ phản nghịch cùng người. Chính mình người đã thuật lại cho tôi có một người bổn đạo kia hỏi tiền bạc mà người không có, vì người hằng bố thí ít nhiều theo sức người, chớ có tiền bạc đâu nhiều mà cho vay, cho mượn, tên ấy giận dữ mắng nhiếc người, người cũng làm thinh, đến ngày Chúa Nhựt cha đang giảng, nó đi qua đi lại trước cữa nhà thờ, kêu tên cha mà khinh dễ la lối om sòm rằng: “Ai mà nghe ông cha nầy giảng làm chi!!” Cùng nói nhiều lời sỉ nhục nữa! Cha Giule bằng tịnh, cứ việc giảng cho rồi, làm lễ cầu nguyện cho tên ấy. Cha cũng có bị cáo gian một lần. Thật là ứng nghiệm lời Chúa phán rằng: “Khi người ta mắng nhiếc bay và nói láo xược mà cáo mọi đều gian dối cho bay vì Tao, thì bay là kẻ có phước: Beati estis cùm maledixerint vobis... et dixerint omne malum adversùm vos mentientes propter Me.” ( Math. v. 11.)

Cha Giude thuật lại mấy truyện ấy cho tôi, mà cách người chẳng có phàn nàn oán trách, một nói tiếng nẩy mà thôi: “Cha chả! Người ta khó dàng!” Một lần khác người bị một chuyện rất oan ức, người cũng thuật lại cho tôi, mà rưng rưng nước mắt; mà bỡi người rất hiền lành và vưng lời chịu lụy bề trên mọi đàng, cho nên người cũng qua khỏi được: “Người ở đời bị mọi đều cay đắng khốn khó, mà người càng lướt qua khỏi hết: Omnis perturbationis expertem vitam transiit. » (S. JOAN. CHRYS.)

Hỡi anh em bạn Thầy cả chúng tôi! Trong việc bổn phận chúng tôi, chúng tôi cũng không khỏi gặp những kẻ nghịch mạng cùng những điều cay đắng, chúng tôi hãy noi gương cha Giude Tân đó mà nhịn nhục, thì chúng tôi cũng đặng an lòng.

Cha Giude Tân làm thầy cả được 20 năm và 5 tháng, làm việc bổn phận mình toàn hảo trong sở Vĩnh Long, sau hết người cũng gởi xác người nằm tại Vĩnh Long, đợi ngày sau sống lại vang hiển “In spe resurrectionis gloriosae.”

Người đau chẳng mấy ngày: phát mụt độc nơi môi, sau hết nó hành làm xung, bỡi người yếu chịu chẳng nổi mà linh hồn lìa xác bằng an, ngày 21 tháng Août năm 1913, trong tuần Octava lễ Đ C Bà mông triệu thăng thiên, được 58 tuổi: “Justum deduxit (Dominus) per vias rectas et ostendit illi reynum Dei...honestavit illum in laboribus et complevit labores illius.” (SAP. X. 10.)

P. Viện.

.Báo Nam Kỳ Địa Phận năm 1913

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét