HẠNH
TÍCH CHA GIÀ PHANXICÔ NHÂN
Ông Phêrô Trần Văn Ái và
bà Madalena Nguyễn Thị Thủ ở tại họ Đất-đỏ, hai ông bà sanh đặng bốn người con,
một trai ba gái, con thứ tư tức là cha Phanxicô Trần đức Nhân.
Bốn chị em nầy mồ côi cha
mẹ từ thuở bé, đến năm 1863 đời vua Tự-đức đang bắt đạo dữ dằn, nên bốn chị em
chạy tản lạc; lưc dó cha Phanxicô mới nên 14 tuổi chạy theo cha, lên ở nhà mồ
côi Saigon, ở đó học hành 2 năm, đạo cha Tứ đem Phanxicô vào trường Latinh.
Còn lại một chị thứ ba và
em gái thứ năm ở lại Đất-đỏ, nhờ một hai nhà gnoaij thương xót giấu giếm dưỡng
nuôi, mới sống được đến ngày nay; em thứ năm Trần Thị Nguyệt tức là thân mẫu của
cha Gioakim Lê tinh Thông, đang coin sóc họ Rach-lọp, cha cũng đặng phước là bà
mẹ hãy còn sống.
Phanxicô sanh ra năm 1849
tại họ Đất-đỏ, sau vua Tự-đức tức vị 2 năm. Lúc còn còn nhỏ nết na chơn chất thật
thà, ít hay chuyện vãn và chơi bời vô ích như các trẻ khác; ham một việc học
hành lại siêng năng làm việc trong nhà giúp đỡ cha mẹ. Người cũng học chữ nho rất
làu thông, bây giờ còn thấy một đống sách chữ nho rất cũ mèm. – Song ý nhiệm Đức
Chúa Trời muốn để cho Phanxicô mồ côi cha mẹ lúc còn thơ ấu lại trúng nhằn thì
bắt đạo, phải trốn ẩn xiêu lạc đến đất nước người, mà nhờ dịp ấy, Phanxicô được
Chúa gọi vào hàng đạo đức, thật là rủi mà may là vậy…
Trong vòng 56 năm người
làm việc tông đồ Chúa một cách chín chắn trọn hảo. – “Vila vestra est
abscondita cum Christo in Deo”. Cả đời người tóm về câu đó, người ở khiêm nhượng
khó khăn cùng ưa tịch mạc một mình, không cầu ai khen, không sợ ai chê, không
trông ai biết tời mình, một sống âm thầm khuất tịch cùng Đức Chúa Trời. Mà sự sống
thanh vắng kín nhiệm với Chúa, giúp limh tấn tới trong đàng trọn lành và lập
công nghiệp kể chẳng xiết. In silentio et
quiete proficit anima devota (imit, lib. I cap. 20)
Vì vậy nói được, về cha
già Nhân rằng: Ngày người sống ở đời là ngày dẫy đầy công nghiệp. Et dies pleni
invenientur in eis.
Người ở ngay chính thẳng
phép, chẳng thiên tư, kẻ không biết thì đồn rằng gắt gỏng, song biết người cho
thiệt thì phải mến thương, ai ngay thật tin cậy thì người yêu dấu và lo giúp đỡ
tận tình. Như có lần kia một cha tới giảng cấm phòng họ, đến thăm người, thì
người cũng tiếp rước chuyện vãn vui vẻ, cha đó thấy người vui thì giơ tay vuốt
râu, người cũng vui cười, lại bữa kia người ngồi xe kéo đi dạo thì cũng biểu
cha đó lên ngời xe với mình…
Song áo nhuộm màu nào thì
thấm màu ấy, nỡi tánh người người luật phép hẵn hòi, nên cách ở với đoàn chiên
e có kẻ lấy làm thẳng phép. Nhưng vậy cũng có thứ trái, bề ngoài càng nhám nhúa
chông gai, thì bề trong càng ngon ngọt mỹ vì. – Người hay làm việc yêu người,
giúp đỡ kẻ thốn thiếu, kẻ đói rách cho ăn mặc, lúc đồng tiền khi thúng lúa, nên
ai cũng đem lòng cảm mến công đức người.
Về việc thiêng liêng thì
người giữ hẳn hòi từ sớm mai tới tối. Mỗi ngày ba giờ rưỡi thức dậy lo nguyện gẫm,
năm giờ vô nhà thờ dọn mình làm lễ Misa. Cả ngày phân giờ mà làm việc bổn phận
quờn linh mục, rảnh việc thì chăm lo học hành, xem sách những thông minh trí huệ,
đến đỗi khi già, con mắt không đặng tốt mà hằng ngày người cũng chẳng bỏ xem
sách vỡ khi nào, có một hai năm sau hết thì người mới thôi, somg mỗi ngày cũng
biểu kẻ giúp đọc cho người nghe.
Vậy cha già Phanxicô ở
Tân-thành chẳng khác chi như thấy tu ẩn ánh rừng xanh, như chim nọ an thân
trong ổ, ngày qua tháng lại tính đặng 41 năm trời, càng ngày càng thương chốn
thấp hèn, một lâu một thêm mến nơi sầm uất, lòng mong tưởng ngụ đó cho đến mãn
đời. In didulo meo moriar. (Job.29,
18) cho nên khi bị té gãy đùi nằm nhà thường, thì người hằng trông mau mạnh mà
trở về họ, đến đỗi bỡi lòng nhớ thương con chiên quá, bỏ ăn bỏ uống ai nấy đoán
phải chết, nên cha cháu xin cha sở Chợ-đũi xức dầu và đem Viaticô, vì sợ e phải
chết dọc đàng khi đem về. Chẳng ngờ khi về tới nơi ít lâu sau lần lần khỏe lại,
rồi mạnh lại gần hai năm rưỡi, đó lòng thương mến con chiên là thuốc linh nghiệm
cho người mạnh lại.
Vậy đầu năm nay là năm
sau hết cho đời người, đến kỳ về chầu Chúa, thì mới phát đau không đầy một tuần
mà phải chết. Trong lúc bịnh hoạn mang tật cho đến lúc đau nặng, thì không ai
nghe người phàn nàn năm nỉ điều gì, người không than không nói với ai, dầu đau
đớn lắm cũng làm thinh mà chịu, vì sợ làm cực lòng cho người ta. Ai hỏi thì người
cứ nói nhẹ, khá, cho nên khó biết bệnh tình năng nhẹ thể nào, chính tôi ở với
ngài mà cũng không biết được, tưởng cũng còn sống lâu.
Song vì niên cao lực giảm,
cũng có lẽ mà chết gấp được, nên nhắc người lo dọn mình chịu các phép sau hết
cho sẵn vậy thôi; mà khi chịu phép xức dầu rồi, qua ngày sau xem ra bớt không dấu
gì bịnh nặng, vì bề ngoài không thấy người tỏ dấu cho đau đớn cho lắm, cho đến
khi biết được là bịnh nặng, thì việc đã rồi, vì từ trưa thứ sáu phát mê cho đến
10 giờ rưỡi tối thì linh hồn lìa xác mà về cùng Chúa, cách êm ái dịu dàng,
không ngặt mình, không hấp hối chút nào; nhằm đếm thứ sáu rạng mặt thứ bảy. Đức
Mẹ đến rước tôi tớ hết lòng thành kính Đức Mẹ trọn đời, mà đem về thiên đàng hưởng
phước muôn đời cùng Đức Mẹ.
Qua ngày sau, nhằm Chúa
nhựt 27 Février, lễ rồi thì đem linh cửu người vào nhà thờ cho giáo hữu cầu hồn,
đoạn ngày thứ hai 28 Février, đúng 5 giờ cha Phaolô Thắng làm lễ hát cho người,
lối 7 giờ cha cháu làm lễ Qui lăng trọng thể, có thấy năm thầy sáu, đoạn cha sở
Mặc-bắc làm chủ sự đưa xác ra đất thánh.
Người năm giữa con cái
mình đã tận tình yêu mến, trước cây thành giá mà chờ ngày sống lại hiển vang đời
đời.
Ấy thật là sống gởi thân,
chết gởi xác, như lời người đã nói lúc còn sống: Ecce Morior in hâc humo (Deut. 4, 22).
Đã có kẻ dưng lời thương
tiếc cũng kẻ lượt qua mọi việc người làm ở Địa phận này trong vòng 41 năm tại họ
Tân-thành, tưởng bấy nhiêu lời ấy cũng đủ an ủi lòng Hội thánh ít nhiều, song
có kẻ còn ngùi ngùi thảm thiết, chẳng biết nói sau cho phỉ lòng thương nhớ cùng
nguôi ngoai cơn sầu dường ấy, nên tôi xin nhắc sơ tánh hạnh người cho các kẻ
thương nhớ đặng giảm cơn phiền muộn.
Hễ nhơn đức đi qua thì
mùi thơm phưởng phất, đều cho ai nấy đều đem lòng thương tiếc, mà nhơn đức càng
ẩn tàng khi sống thì khi chết càng chói lòa rực rỡ, vì tuy xác chết rồi mà mặt
người vẫn còn tươi tốt vui vẻ như một người nằm ngủ vậy thôi.
Vậy đôi lời đơn sơ giã từ
cha yêu dấu, dưng mấy lời nhắc tánh hạnh cha, cho phỉ tình thương nhớ. Nguyện
cho cha từ tại thanh nhàn trên chốn thiên đàng.
Ớ cha! Thế gian nầy là chỗ
qua đàng, là nơi đất khách, kẻ trước người sau, nay mai hai ta lại hiệp. Xin
cha cầu cho kẻ phụ giúp cha mấy năm trời và các con chiên mồ côi yêu dấu của
cha đang chiu chít khóc than, đặng nối gót theo cha mà đi đàng công chánh, cùng
đặng sanh thuận tử an, hấu hưởng phước cùng cha muôn đời siêu sái. Amen,
Hỡi ôi! Người đời thấp
thoáng bóng đèn hoa, mới thấy đó phút liền mất đó!!...Thương tiếc thay một đấng
tài đức bội nhiều, mà bỗng liền khuất mặt.
Bấy lời thương tiếc tiếc
thương,
Đưa cha về chốn nghỉ ngơi
đời đời. !!
Paul.
Nguồn:
báo Nam Kỳ địa phận, số 1344, ngày 28 tháng 3 năm 1935.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét