Ẩn thân bên cạnh Chúa Trời, thì hơn tin cậy ở người trần gian. Cậy nhờ thần thế vua quan, chẳng bằng ẩn náu ở bên Chúa Trời. Tv 118

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Suối Đờn – Một công trình nghệ thuật độc nhất vô nhị

Suối Đờn là tên một con suối chảy qua vùng Bình Hòa, xã Bình Nhâm, huyện Lái Thiêu (Thuận An) cách ngã tư Cây Me khoảng 800m. Suối khởi nguồn từ vùng đồi liên xã Hưng Định – Thuận Giao rộng chừng 3m, sâu từ 1 mét đến 1 mét rưỡi. Có tên là suối Đờn vì cách đây khoảng trên 100 năm, ông Nguyễn Văn Hoài đã thiết kế sáng chế thành một dàn đờn mà âm thanh nhạc điệu được tạo ra bởi sức nước chảy lấy từ con suối nói trên tác động vào hệ thống dàn nhạc cụ do ông tự làm ra.
Ông Hoài sinh 1844, người tổng Bình Chánh, huyện Bình An (sau đổi thành hạt Thủ Dầu Một) nay là Bình Hòa, xã Bình Nhâm, huyện Thuận An, Bình Dương. Ông là người tính tình phóng khoáng, có óc sáng kiến lại khéo tay. Vào năm ông 30 tuổi, sau một thời gian nghiên cứu chuẩn bị kỹ lưỡng, ông bắt tay vào việc thực hiện một dàn đờn phát âm thanh được tạo ra từ sức nước dòng chảy của con suối. Ông dùng các vật liệu tre gỗ ghép thành bè liên kết các bánh xe, trục quay, then chuyền lực, được sắp xếp hợp lý cài đặt vào nhau. Ông lại đào rãnh khai mương, đặt máng, ống dẫn nước... Cuối cùng khi ông mở khóa nước chảy vào bánh trớn quay, những âm thanh nổi lên không khác gì một dàn nhạc hòa tấu. Dàn nhạc có thể tấu một bản nhạc hát bội phụ họa bằng tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng mõ, âm điệu giống hệt như trong một cuộc hát đình Kỳ Yên. Cạnh bên dàn nhạc, ông xây một cái hồ với hình tạc 5 con hổ bằng gỗ đặt trên bờ trong dáng điệu đang vờn nhau (Ngũ hổ tương tranh) và hình các con cá đang chìm trong nước…
Công trình thiết kế dàn đờn nước này rất nổi tiếng và hấp dẫn. Tiếng đồn lan xa, dân chúng khắp các vùng chung quanh, kể cả người Pháp (lúc này Pháp đã chiếm trọn đất Nam kỳ) cũng tìm đến xem rất đông và du khách gần xa khen tặng không tiếc lời. Rất tiếc sau đó vì chiến tranh công trình trên bị hư hại và sau cùng bị phá hủy. Tuy thế dân chúng vẫn gọi đây là khu Suối Đờn và con suối mà ông Hoài lấy nước để chuyển vận dàn đờn nói trên được gọi là SUỐI ĐỜN. Mãi về sau này dân chúng vẫn còn truyền khẩu bài vè nói về tiếng tăm ông Hoài và công trình Suối Đờn khắp cả vùng:
Tiếng đồn Lục tỉnh bốn phương
Sài Gòn, Chợ Lớn tìm đường đến coi.
Đường đi một buổi hẳn hoi
Anh em lớn nhỏ đi coi Suối Đờn
Bình Nhâm có chú Mười Hoài
Làm một dàn máy nó hay quá chừng!
Đương kêu vặn máy nó ngừng
Dưới ao ngũ hổ nước dâng lên liền
Trong nhà trống đánh cồng chiêng
Cũng như làng xóm Kỳ Yên trong đình
Muốn xin lớp nhạc cũng xong
Làm thầy gõ mõ tụng kinh cũng rành.
- Khăn xếp Suối Đờn Lái Thiêu:
Thương hiệu nổi tiếng một thời khắp xứ Nam kỳ.
Địa danh Suối Đờn càng được nhiều người biết đến hơn nữa nhờ có thêm thương hiệu “Khăn xếp Suối Đờn” đã một thời nổi tiếng khắp xứ Nam kỳ từ nơi đô hội Sài Gòn đến vùng xa xôi Cà Mau xứ Mũi ¡
(1) Ghi chú: Viết theo tài liệu điền dã 1974 và tư liệu của nhà văn Sơn nam (Địa phương chí Bình Dương 1974).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét