Gia Tộc
Trào
Gia Long ông Đoàn Công Tùng và hai anh em được tuyển vào cơ binh phòng vệ (?).
Anh em tận lực phò vua, được tiếng trung thành.
Minh
Mạng nối ngôi, không theo chánh sách tiên vương, lại hiềm khích đạo Chúa, muốn
tiêu diệt tất cả giáo hữu trong đất nước Việt nam. Nhưng đối với tôi trung
thành, không lẽ trực tiếp giết hại. Vua vời ông Tùng và hai anh em vào đền và
phán: “Trẫm ban khen mấy em tận trung với Tiên Hoàng….nay trong nước bình yên,
Trẫm cho về quê khỏi chân quân lính….”.
Cùng
với lời khen, hoàng đế lại sắc tặng cho một vài danh tước và hạ chỉ khiến vào
Đồng Nai, tìm nơi đất rộng lập nghiệp.
Ông
Tùng cao niên lại mến tiếc làng quê, không muốn ra đi, nhưng rõ biết tâm trạng
của Tân Vương, nên đành sắm một chiếc ghe bầu, chở con trai trưởng cùng 6 cháu
nội đã lớn mà chưa đôi bạn, cùng với gia đình người em trai căng buồn vào Nam.
Trong thuyền tất cả 15 người.
Còn
những anh em khác thì đi ra Bắc hay bỏ thành nội vào những làng xa xôi ẩn nấp.
Vào
tới Đồng Nai thì được một tin chấn động: Vua đã tư tờ cho các quan, dạy phải
tru di tam tộc ông Đoàn Công Tùng.
Tuy
nhiên, các quan thấy trung thần mắc nạn thì thương không nỡ giết hại lại tàng
ẩn và làm mai cho mấy cháu ông Tùng kết bạn nữa.
Dầu
vậy, gia đình không dám sống chung, chia tay mỗi người một nẻo. Kẻ ở Rạch Bàng,
người lên Bình Dương, Bến Súc, cũng có nhóm ẩn miệt Gò Công, Bến Tre…..Giấy tờ,
sắc tước đều thiêu hủy, lại đổi cả tên họ.
Về
mặt vật chất họ vẫn ấm no, nhưng phần hồn vì xa cha ông lại sống giữa
người lương, lần lần nguội lạnh, nhưng họ mong ngày thái bình về lại làng quê
giữ đạo.
Ngày
lụn tháng qua, lớp già lần lượt từ giã cõi đời, bọn con cháu chỉ còn nhớ mập
mờ: Tiên nhân ở Huế có đạo; còn trên thực tế họ đã trở thành người lương.
Thậm
chí có người còn van vái ông Tùng nữa, vì họ nghe nói ông bị vua bắt uống thuốc
độc tự tử.
Bởi
ông lòng ngay mà thác oan nên ông linh lắm. Do đó họ cúng hương đền hoa quả trà
rượu; đặc biệt là không cúng bánh thịt, vì tin rằng: Ông là người nội y không
thích, lại cúng ngoài trời vì ông không chịu ở chung với tiên nhân bên lương.
Chỉ
có một mình ông Đoàn Công Miên, cháu đích tôn ông Tùng, lên Búng với người cha,
ẩn tích miệt Bà Trà, vỡ rẫy trồng khoai, bền lòng giữ đạo.
Ông
Miên kết bạn với bà Trường, cũng đạo dòng, sinh được 5 trai, 1 gái, Con út là Á
Thánh Quí .
(Trích trong" Hai bức gương linh mục tiền bối " của Cha Phanxi
cô-Xaviê Trần Thanh Khâm)
Đôi
lời viết thêm:
Họ Đoàn Công, hiện nay, ở Búng và Bình Sơn không còn
nghe nhắc đến nữa vì phần đông đã di chuyển lần hồi xuống Sài
Gòn và Lương Hòa (Long An) trong thời kỳ bắt đạo (khi Pháp vừa qua, lối 1860)
cho đến những năm đầu thập niên 1900. Trừ con cháu của bà Đoàn Thị Bường.
Nghe kể rằng, Cha sở nhà thờ Lương Hòa thời đó là Cha
Tôma Đoan, rồi Cha Phêrô Võ Hiền Gia - người gốc Búng, hình như Cha này có bà
con với bà Võ Thị Chi (vợ Ông Thới) ?. Thời đó ở Lương Hòa rất hoang vu và
nhiều người từ Búng, Lái Thiêu theo Cha đến lập nghiệp. Cũng có nhiều người từ
Nha Ràm cũng được Cha Già Triệu đưa đến Lương Hòa sinh sống.
Về Lương Hòa, ông Đoàn Công Đăng (con ông Thới) dần dần mua rất nhiều đất đai,
trở thành ông Cả của làng nên người ta gọi là ông Cả Đăng (ông là Ba của ông
Đoàn Công Chánh và là ông nội của ông Đoàn Công Đài).
Ông Đoàn Công Qui thì có cuộc sống bình thường, nhưng một trong những người con
của ông là ông Đoàn Công Tần sau đó cũng tạo được rất nhiều đất đai. Thời đó
ông đã xây được nhà lầu trên vùng đất khỉ ho cò gáy Lương Hòa, nên có người gọi
ông là ông Nhà Lầu. Con kênh đi qua khu đất ông cũng được gọi là Kinh Nhà Lầu
và đến giờ tên này vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, nhà lầu sau đó đã bị "cách
mạng" phá hủy, đất đai cho những người con thì giờ đã bán cho người khác.
Trên gia phả này, nói riêng về con cháu bà Đoàn
Thị Bường, chỉ biết được nhánh của Cha Bênêđictô Nguyễn Tri Phương (Bình Sơn)
và của Cha Phaolô Nguyễn Minh Tri (Búng). Còn những nhánh khác ở Búng và ở
Lái Thiêu thì chưa biết được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét